Top 20 mẫu mở bài bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu chi tiết nhất

Tổng hợp các bài mẫu mở bài Việt Bắc 8 câu đầu của Tố Hữu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 20 mẫu mở bài bài Việt Bắc 8 câu đầu chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 20 mẫu mở bài bài Việt Bắc 8 câu đầu

Số 1: Mở bài Việt Bắc 8 câu đầu

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt nam. Thơ ông mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đậm chất trữ tình. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như tập thơ “Từ ấy”, “Máu và hoa”… trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Từ ấy” trích trong tập thơ “Từ ấy”. bài thơ đã thể hiện một cách thành công về nỗi nhớ nhung, tâm trạng bồi hồi, lưu luyến trong buổi chia tay của người Việt Bắc với cán bộ cách mạng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong đoạn thơ

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Xem thêm:

  • Top 15 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 20 mẫu mở bài bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu chi tiết nhất
  • Top 20 mẫu kết bài bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu chi tiết nhất
  • Top 2 sơ đồ tư duy 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Số 2: Mở bài 8 câu đầu Việt Bắc

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn…”

(Vân chữ- Cao Đạt)

Cái “vân chữ không trộn lẫn” của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà Cao Đạt nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn, đó chính là tính trữ tình-chính trị sâu sắc, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo ấy của thơ Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc – bản anh hùng ca, cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc- một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc phải kể đến tám câu thơ đầu của tác phẩm:

“Mình đi mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Số 3: Mở bài bài Việt Bắc 8 câu đầu

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Geneve được ký kết, tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc, khắc họa lại cuộc chia tay lịch sử với những tình cảm thủy chung son sắt. Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu thơ sau:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Số 4: Mở bài bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu

Có thể nói, nhà thơ Tố Hữu là một trong những nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu cho dòng thơ ca cách mạng Việt Nam. Trong thơ ông, chứa đựng những tình cảm lớn lao và lẽ sống lý tưởng của những con người Cách mạng. Đặc biệt bài “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả mọi thế hệ người Việt Nam. Phân tích 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc, các bạn sẽ cảm nhận được tình cảm sâu đậm tình quân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời khi các cán bộ chiến sĩ tạm biệt bà con chiến khu Việt Bắc để về xuôi sau 15 năm gắn bó. Đoạn thơ đầu, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế cảm xúc của cả người ở lẫn người đi trong những giờ phút phân li:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Số 5: Mở bài 8 câu đầu bài Việt Bắc

Cảm nhận về 8 câu đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đó là những nỗi niềm của tác giả là những nhân vật trữ tình nên ông luôn làm cho bài thơ của mình xoay theo hướng gọi mời, đối thoại đầy ý nghĩa. Xây dựng một cách có ý nghĩa, chí hướng và chung một phía. Mở đầu bài thơ là một lời đối đáp đầy ý nghĩa, thân mật của người Việt được sử dụng nhiều và uyển chuyễn trong đời sống hằng ngày:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Số 6: Mở bài 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Tác phẩm được viết nhân sự kiện các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ phải rồi chiến khu Việt Bắc để về Thủ đô, sau hiệp định Geneve được ký kết thành công vào tháng 10 năm 1954. Bài thơ không chỉ ghi lại mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc mà còn là lời tâm sự đầy yêu thương, thể hiện tình cảm son sắt thủy chung của người đi và chiến khu Việt Bắc. Cảnh chia ly bịn rịn ấy được khắc họa chân thực, sinh động và xúc động của 8 cầu thơ đầu:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

Số 7: Mở bài Việt Bắc 8 câu đầu

Những ngày tháng chiến đấu chống thực dân Pháp đầy gian khổ của nhân dân ta cuối cùng cũng dành được thắng lợi vô cùng vẻ vang, huy hoàng. Để làm nên thành công đó không thể không nhắc đến đóng góp của thơ văn cổ vũ cách mạng nêu lên tinh thần đấu tranh, khí thế hừng hực của nhân dân ta. Tố Hữu chính là một nhà thơ lớn, có những tác phẩm vô cùng nổi bật ở giai đoạn này. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông nói về tình cảm khăng khít, gắn bó sâu nặng giữa quân và dân ta là bài thơ Việt Bắc. Mở đầu là 8 câu thơ nói về không gian chia tay của người đi – kẻ ở.

Số 8: Mở bài 8 câu đầu Việt Bắc

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua, Tố Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị:Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa… Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp núi chung. Bài thơ là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ bài thơ là một hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Số 9: Mở bài bài Việt Bắc 8 câu đầu

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc. Ông được coi là lá cờ đầu trong phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đậm đà tính dân tộc. Ông là người có nhiều đóng góp cho nền vă học đất nước cùng với những kiệt tác để đời, một trong số đó là bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ là khúc tình ca về cách mạng về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh nhân dân. Đó là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc. bản tình ca ấy đã được Tố Hữu khơi nguồn cảm xúc với những giai điệu đầu tiên của buổi chia li đầy bâng khuâng xao xuyến giữa kẻ ở và người đi:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Số 10: Mở bài bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là một tượng đài về thể thơ lục bát. Nhắc tới ông, người đọc liền nghĩ ngay tới “Việt Bắc” – một bản tình ca dạt dào cảm xúc để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó diễn tả được. Mỗi câu thơ như vẽ ra một khung cảnh rất đỗi bình dị của quê hương, đất nước, con người mà nơi ấy ân nghĩa, sự thủy chung như làm điểm nhấn nổi bật trên tất cả. Bài thơ “Việt Bắc” cũng thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

Số 11: Mở bài 8 câu đầu bài Việt Bắc

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. “Việt Bắc” là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ “tống biệt” của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi “Việt Bắc” ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. Đoạn thơ mở đầu của bài thơ là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người đi và người ở trong giờ phút phân li:

– Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..

Số 12: Mở bài 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Tố Hữu được biết đến với những tác phẩm mang đậm tính trữ tình – chính trị. Bàn về phong cách thơ độc đáo của ông, có ý kiến cho rằng: “Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người”. Đặc trưng này đã được thể hiện rõ qua bài thơ Việt Bắc nói chung và tám câu thơ đầu tiên của thi phẩm này nói riêng.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Số 13: Mở bài Việt Bắc 8 câu đầu

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn…”

Giống như mỗi người, sẽ sở hữu riêng cho mình một loại vân tay riêng, không giống bất kì ai. Thì mỗi nhà văn, nhà thơ, cũng sẽ sở hữu một phong cách “một dạng vân chữ” riêng biệt. Vì thế, khi đọc những tác phẩm văn chương, ta không thể trộn lẫn giữa Hồ Xuân Hương với Xuân Quỳnh khi cả hai cùng nói rất hay về thơ tình yêu người phụ nữ. Và nổi lên trong phong trào dân tộc dân chủ, cùng sự phát triển của văn học nước nhà, ta nhớ tới Tố Hữu, những khổ thơ mượt mà như áng tóc trữ tình của ông, học được trong ca dao nhưng lại nổi lên một phong cách rất riêng của Tố Hữu, và ta được biết đến điều đó rõ hơn, thông qua 8 khổ thơ đầu bài thơ Việt Bắc.

Số 14: Mở bài 8 câu đầu Việt Bắc

Bạch Cư Dị khi nói về nói thơ, cho rằng: “ Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả”, đó là một sự toàn diện tạo nên sức sống của thơ giữa dòng thời gian. Tiếng thơ Tố Hữu cũng vậy. Nhà thơ dụng công dâng hiến áng thơ “ Việt Bắc” để gửi gắm tư tưởng tình cảm sâu sắc về nghĩa tình trong thời chiến còn làm rung động lòng người. Tám câu thơ đầu: “ Ta về mình có nhớ ta…Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” là kết tinh tư tưởng chủ đề đó.

Số 15: Mở bài bài Việt Bắc 8 câu đầu

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông chất phác, mộc mạc giàu chất trữ tình. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị tiêu biểu là bài thơ “Việt Bắc”. Nổi bật lên trong bài thơ là tám câu thơ đầu với lời của kẻ ở, người đi đầy lưu luyến xúc động

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Số 16: Mở bài bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu

Nhớ về giai đoạn 1945 – 1975, bạn đọc đều khắc khoải những giây phút chiến đấu hào hùng, những gian khổ khắc nghiệt của bom đạn chiến tranh. Và chính hoàn cảnh đó đã sản sinh ra Những ngòi bút Cách Mạng tiêu biểu cho một thời kì văn học dân tộc. Nếu Phạm Tiến Duật hay Quang Dũng viết về gian khổ bằng giọng thơ tươi trẻ, yêu đời, thì Tố Hữu lại đi vào lòng bạn đọc nhờ cái trữ tình, lắng sâu của lời thơ. Tám câu thơ mở đầu “Viết Bắc” là minh chứng rõ nét cho phong cách thơ Tố Hữu.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Số 17: Mở bài 8 câu đầu bài Việt Bắc

Nhà thơ Tố Hữu được coi là “cánh chim đầu đàn” tiên phong trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngay từ tập thơ đầu tiên, Tố Hữu đã cho thấy một trái tim hừng hực sức trẻ đang “bừng nắng hạ” vì được “mặt trời chân lý chói qua tim” . Và cho đến tác phẩm Việt Bắc, Tố Hữu đã hoàn toàn khẳng định được mình là một cây bút cách mạng – trữ tình xuất sắc nhất trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XX.

Số 18: Mở bài 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Bài thơ “Việt Bắc’ là một bài thơ hay viết lại quá trình 15 năm kháng chiến của những người chiến sĩ cách mạng gắn bó với núi rừng Việt Bắc. Sau khi nhân dân miền Bắc nước ta đánh thắng thực dân Pháp.  Tám câu đầu của bài thơ Việt Bắc nói lên tình cảm quân dân thắm thiết giữa những người dân đồng bào dân tộc Tây Bắc với những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ.

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Số 19: Mở bài Việt Bắc 8 câu đầu

Tố Hữu đã từng tâm sự rằng:”Tôi yêu đất nước và nhân dân, tôi viết về đất nước và nhân dân như nói với người đàn bà tôi yêu”. Quả thật vậy, trong mỗi cuộc đời con người, ai cũng đều có niềm thương, nỗi nhớ luôn thường trực mãnh liệt trong cảm xúc. Đặc biệt, đối với các thi nhân, đó là nguồn cảm hứng sáng tác và là yếu tố quan trọng để làm nên thơ. Tố Hữu- nhà thơ trữ tình chính trị, cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Thơ ông luôn thể hiện những lẽ sống và lý tưởng cao đẹp cùng những tâm tư, tình cảm chân thực, sâu nặng. “Việt Bắc” là một bài thơ như thế, được nhà thơ viết ra như một bản hùng ca ca ngợi kháng chiến và những con người kháng chiến. Bài thơ như một lời tâm tình thủ thỉ, ngọt ngào giữa đồng bào Việt Bắc với những cán bộ cách mạng về xuôi. Bằng cấu tứ màu sắc dân gian trữ tình, ngôn từ tha thiết, hình ảnh giàu sức gợi, tác giả đã diễn tả cuộc chia li với nhiều cảm xúc, tái hiện lại một Việt Bắc đậm chất trữ tình.

Số 20: Mở bài 8 câu đầu Việt Bắc

Tố Hữu (1920 – 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành. Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo với cha và mẹ là những người rất yêu văn chương và họ sớm đã truyền cho ông tình yêu với văn học. Chính gia đình và quê hương đã góp phần hình thành hồn thơ Tố Hữu. Phong cách thơ ca Tố Hữu mang rõ nét nổi bật của sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. Việt Bắc là một trong những sáng tác xuất sắc của Tố Hữu. Bài thơ khắc họa một thời đại cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Bài thơ đậm tính dân tộc, làm dào dạt thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. 8 câu thơ đầu thể hiện sâu sắc nhất tấm chân tình mà nhà thơ muốn gửi gắm

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 20 mẫu mở bài bài Việt Bắc 8 câu đầu chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. vcreme.edu.vn hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

Bài viết liên quan