Top 5 dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất

Tổng hợp các bài mẫu dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến của Quang Dũng một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 5 dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Top 5 dàn ý khổ 1 bài thơ Tây Tiến

Số 1: Dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến

I. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

Dẫn dắt giới thiệu khổ thơ thứ nhất.

“Tây Tiến” là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng. Những kỉ niệm thời cầm súng chiến đấu, những tình cảm dành cho mảnh đất, cho đồng đội cùng dầm mưa dãi nắng biết bao tháng ngày được Quang Dũng gửi qua nỗi nhớ da diết mà mênh mang, sôi trào. Khổ thơ đầu tiên của tác phẩm được nhiều người đọc đặc biệt ấn tượng khi tìm hiểu và cảm nhận.

II. Thân bài:

  1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:

a) Tác giả:

Quang Dũng là một nhà thơ của miền xứ Đoài mây trắng, nay thuộc Hà Tây, Hà Nội.

Tác giả là một nhà thơ có tài vì “trong thơ có nhạc, có họa”.

Là một hồn thơ trung hậu, thiết tha với đất nước, con người quê hương dân tộc; một cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn xong lại rất mực hồn nhiên, chân chất.

b) Tác phẩm:

Xuất xứ: tập “Mây đầu ô” (1986).

Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948, Quang Dũng phải dời đơn vị mình chuyển sang đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh.

Bài thơ được viết trong nỗi nhớ, là kỉ niệm của nhà thơ về những tháng ngày sống cùng đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến.

Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: một nỗi nhớ mênh mang, da diết về những kỉ niệm đẹp trên chiến trường, với đồng đội, với đoàn quân Tây Tiến hào hùng, hào hoa, qua những tháng ngày gian lao mà đáng nhớ.

  1. Phân tích khổ thơ 1:

Ngay hai câu thơ đầu của tác phẩm, Quang Dũng đã gợi ra một nỗi nhớ da diết, thương yêu dành cho sông Mã, cho miền Tây, cho núi rừng một thời thân thuộc:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” nghe sao thân quen, tha thiết mà quặn lòng đến vậy! Từ “ơi” bắt vần với từ láy “chơi vơi” đã giúp tác giả tạo ra âm hưởng sâu lắng, thầm thể hiện nỗi bồi hồi nhớ mong đang ngập tràn trong tâm hồn, trái tim người lính xưa. Điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai như thu trọn lại để biểu lộ tâm trạng, cảm xúc rõ nét nhất của người lính Tây Tiến khi nghĩ về sông Mã, miền rừng núi một thời gắn bó và cả đoàn quân với biết bao kỉ niệm. Đến với hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ nhắc đến một loạt các địa danh, bản làng như để nhắc nhớ đến nhiều kỉ niệm:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Đó là kỉ niệm về những cuộc hành quân gian nan, thử thách qua các bản, các mường xa xôi, hoang dã, thử thách ý chí, tinh thần người lính Tây Tiến.

Những câu thơ tiếp theo đã phác họa ra trước mắt người đọc khung cảnh một bức tranh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ và hình ảnh người lính hào hùng, mạnh mẽ:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi

Điệp từ “dốc” trong câu thơ đã gợi ra rõ nét nhất sự hùng vĩ của thiên nhiên. Các thanh trắc trong đoạn thơ đi cùng những từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” mà Quang Dũng tinh tế lựa chọn đã gợi ra sự gập ghềnh, gian truân người lính Tây Tiến phải vượt qua trên đường hành quân.

Một từ “heo hút” được nhà thơ đưa lên đặt đầu câu thơ đã tái hiện chân thực một khung cảnh đầy xa xôi, hẻo lánh, quạnh hiu của thiên nhiên núi rừng nơi đây.

Cụm từ “súng ngửi trời”, một cách đầy tinh tế, đã giúp nhà thơ thể hiện được tinh thần lạc quan của người lính, dẫu có bao gian lao, thử thách, họ vẫn hiên ngang, chủ động, sẵn sàng vượt qua và giữ mãi tinh thần lạc quan, yêu đời.

Điệp từ “ngàn thước” kết hợp cùng phép đối lập “lên – xuống”, “cao – thấp” đã góp phần giúp cho bài thơ của Quang Dũng giàu chất họa hơn, người đọc thơ nhờ vậy “không chỉ ngậm nhạc mà còn thưởng tranh”.

Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi” mang nhiều thanh bằng đã tạo nên sự mềm mại cho câu thơ, đồng thời gợi ra một tâm trạng bâng khuâng, tha thiết, nhẹ nhàng và một tâm hồn rất đỗi thanh thản, thảnh thơi. Nếu như mưa trong thơ xưa thường gợi ra cái lạnh và lòng buồn thì ở thơ Quang Dũng, mưa không lạnh lẽo thê lương mà êm đềm, thơ mộng và bình yên đến lạ.

Trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ ấy, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp với sự hi sinh bi tráng, cao cả:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Cách nói “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là một cách nói giảm nói tránh làm giảm đi nhiều sự đau thương, mất mát – một sự thực buồn mà bất kì một người lính nào cũng có thể phải đối mặt trên đường hành quân gian khổ.

Hai câu thơ cuối: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” gợi liên tưởng về Mai Châu với hình ảnh khói cơm nếp, hình ảnh những con người Tây Bắc chân chất, hiền hậu – những tấm lòng thơm thảo chở che, chia sẻ khó khăn với người lính.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

Trong khổ thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, thủ pháp cường điệu, tương phản hay những từ láy gợi hình, gợi cảm đã được tác giả sử dụng một cách khéo léo và tinh tế. Sau tất cả, khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và hình ảnh người lính hào hùng đã được khắc họa một cách đậm nét, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Đoạn 1 bài thơ Tây Tiến

  • Top 15 bài phân tích đoạn 1 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
  • Top 5 dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến chi tiết nhất
  • Top 10 cách mở bài Tây Tiến khổ 1 chi tiết nhất
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 2: Cách lập dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Quang Dũng: năm sinh, quê quán, những thành tựu mà tác giả có được trong suốt thời gian cầm bút sáng tác.

Nói sơ nét về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến.

II. Thân bài

Hai câu thơ đầu:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

=> “Sông Mã”, “Tây Tiến” được ví là những người thân trong một gia đình mà tác giả sử dụng trong bài thơ nhằm thể hiện sự thương nhớ, tình yêu của người thân với nhau. Nỗi “nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ đặc biệt, nhớ da diết lạ lùng của người lính về người thân, quê nhà. Nhìn vào khung cảnh của núi rừng Tây bắc khiến tâm hồn của người lính bao trùm rất nhiều kỷ niệm về quê nhà. Đồng thời còn thể hiện nỗi buồn trống trãi và lạc lõng trong lòng người bộ đội cụ Hồ.

Hai câu thơ tiếp theo:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

=> “Sài Khao”, “Mường Lát”: những địa danh nổi tiếng của Tây Bắc được gợi nhắc về địa bàn hoạt động của các binh đoàn đống quân tại đây. Tác giả miêu tả nỗi nhớ của người kính bao trùm khắp vùng không gian rộng lớn của cả cánh rừng. Mỗi bước chân là một kỷ niệm và một tình thương đặc biệt dành cho vùng núi Tây Bắc thân thương.

Bốn câu tiếp theo:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

=> Nói về sự hiểm trở của rừng núi Tây Bắc. Thế nhưng vì tình yêu của người lính quá lớn cho dân tộc nên mọi rào cản nguy hiểm của rừng núi chẳng nào làm khó được người lính bộ đôi cụ hồ. Trong 4 câu thơ này, tác giả còn sử dụng hình ảnh nhân hóa thú vị “súng ngửi trời”. Điều này thể hiện rõ tâm hồn lãng mạn và hồn nhiên của người chiến sĩ hùng vĩ, hiên ngang chẳng sợ điều gì cả.

Hai câu thơ tiếp theo:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

=> Nói về sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ với một tư thế hiên ngang và oai hùng. Các anh chiến đấu quên mình, xả thân để bảo vệ Tổ Quốc. Một sự hi sinh anh dũng mà nhiều người phải cảm phục và trân trọng.

Bốn câu cuối cùng trong đoạn 1:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

=> Ở đoạn thơ này, tác giả sử dụng kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh để miêu tả vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Mặc khác thể hiện sự thương nhơ tha thiết, nồng nàn về tình đồng chí, tình quân dân.

III. Kết bài

Nhắc lại một lần nữa về nghệ thuật và nội dung của khổ 1 của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).

Số 3: Dàn ý bài Tây Tiến khổ 1

I. Mở bài

– Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam.

– Với khổ thơ đầu là nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.

II. Thân bài

* Tác giả:

– Quang Dũng quê ở Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), ông là một nghệ sĩ đa tài.

– Phong cách thơ ông gói gọn trong mấy từ: Phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

* Tác phẩm:

– Tây Tiến sáng tác cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng hồi tưởng lại về những ngày tháng ở binh đoàn Tây Tiến.

– Cảm hứng bao trùm bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

* Phân tích:

– Hai dòng thơ đầu: Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ

+ “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương.

+ “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị.

→ Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải lạc lõng trong lòng tác giả.

– Hai câu thơ tiếp:

+ “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ.

+ Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.

+ Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả.

– Bốn câu thơ tiếp “Dốc…xa khơi”:

+ Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân.

+ “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.

– Hai câu thơ “Anh bạn…quên đời”:

+ Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

+ Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội.

– Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều…nếp xôi”

+ Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú.

+ Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.

III. Kết bài

– Suốt 14 dòng thơ đầu xoay xung quanh nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp vượt lên trên khó khăn gian khổ của người tính, sự hy sinh cao cả, nét lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ chất chồng.

– Bằng ngòi bút hào hoa và lãng mạn Quang Dũng đã diễn tả một cách chân thực nhất những nỗi nhớ khắc khoải trong tâm hồn của người lính chiến về một thời kháng chiến đã đi qua.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Số 4: Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến khổ 1

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

– Dẫn dắt vào đoạn 1 của bài thơ : Đoạn đầu của bài Tây Tiến bộc lộ một thời kháng chiến khó khăn, hào hùng của đoàn quân .

II. Thân bài

a) Ký ức về núi rừng Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến

– “ Sông Mã ”, “ Tây Tiến ” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương .- “ Nhớ chơi vơi ” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị .=> Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không khi nào quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải, lạc lõng trong lòng tác giả .

b) Hình ảnh núi rừng Tây Bắc và con đường hành quân gian khổ của những người lính

– “ Sài Khao ”, “ Mường Lát ” là những địa điểm gợi nhắc về địa phận hoạt động giải trí của quân đoàn Tây Tiến, lan rộng ra sang những khoảng trống khác trong bài thơ .- Nỗi nhớ ở đây có vẻ như giàn trải khắp vùng khoảng trống to lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt quan trọng, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng .- Những kỷ niệm nhỏ như sự “ mỏi ” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm hôm đều chứng tỏ nỗi nhớ lớn lao của tác giả .- Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự khó khăn vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân .- “ Súng ngửi trời ” là hình ảnh nhân hóa mê hoặc, bộc lộ tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và vui nhộn của người lính chiến trong gian nan .- “ Nhà ai Pha Luông mưa xa bờ ” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính .

c) Hình ảnh người lính và kỷ niệm tình quân dân

– Hai câu thơ “ Anh bạn … quên đời ” :+ Sự quyết tử cao quý của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng chuẩn bị sẵn sàng lao vào vì Tổ quốc .+ Niềm xót xa cùng với sự cảm phục ý thức quyết tử của Quang Dũng dành cho đồng đội .- Bốn câu kết đoạn : “ Chiều chiều … nếp xôi ”+ Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với cấu trúc thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hại rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú .+ Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu .

III. Kết bài

a) Giá trị nội dung

– Đoạn thơ 14 câu tái hiện rõ nét thiên nhiên và con người Tây Bắc, trên nền thiên nhiên những người lính Tây Tiến hiện lên thật oai hùng, bi tráng.

b) Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách sử dụng từ láy gợi hình, quyến rũ để khắc họa một bức tranh giàu sắc tố, đường nét .- Bút pháp hiện thực tích hợp với cảm hứng lãng mạn ; chất họa phối hợp với chất nhạc => dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng .+ Nghệ thuật hài thanh : Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở .+ Thơ mộng, trữ tình : với những từ ngữ độc lạ, ấn tượng : “ hoa về ” chứ không phải “ hoa nở ” ; “ đêm hơi ” chứ không phải “ đêm sương ” .>> Xem lại nội dung soạn bài Tây Tiến đã được tìm hiểu và khám phá trên lớp để gợi nhớ lại kiến thức và kỹ năng về đoạn thơ .

Số 5: Dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến

Đoạn 1 bao gồm 14 câu thơ, từ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…

….

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Phân tích khổ 1 Tây Tiến

Trong 8 câu thơ đầu, từ nỗi nhớ chơi vơi về dòng sông Mã, tác giả đã làm sống dậy một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng.

+ Về từ ngữ:

– Điệp từ “nhớ” đã ược lặp lại 2 lần với tiếng gọi đáo “ơi” rất thân thương để nhấn mạnh và tăng chiều sâu của cảm xúc.

– “chơi vơi”: ý chỉ sự trơ trọi giữa khoảng không vô định; thể hiện nỗi nhớ da diết, miên man và có phần lửng lơ khi tác giả sử dụng cụm từ “nhớ chơi vơi”.

– Cách gieo vần “ơi” thể hiện sức lan tỏa của nỗi nhớ.

Tác giả đã khắc họa nên một bức tranh rừng núi đầy hoang sơ và nguy hiểm.

+ Về hình ảnh:

– Sông Mã: Con sông theo suốt bước đường hành quân của người lính.

– Rừng núi: Thiên nhiên gắn bó và luôn đồng hành cùng với người lính.

Qua đây, tác giả muốn thể hiện nỗi nhớ mênh mông, tha thiết tạo nên âm hưởng của bài thơ, tạo nên chất riêng của bài thơ.

– Các địa danh đã được sử dụng: Sài Khao, Mường Lát; con đường hành quân được miêu tả bằng những từ ngữ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” thể hiện sự gian khổ, nguy hiểm trên đường hành quân.

Sự hi sinh bi tráng được thể hiện trong 4 câu thơ tiếp theo qua các từ ngữ: anh bạn; không bước nữa; bỏ quên đời và sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh để giảm bớt sự đau thương. Bên cạnh đó khắc họa nên một bức tranh rừng núi đầy hoang sơ và nguy hiểm qua các từ ngữ: thời gian (chiều chiều, đêm đêm); không gian (thác gầm thét, cọp trên người).

Hai câu cuối thể hiện hình ảnh khói cơn nếp Mai Châu ùa về trong tâm trí khiến cho nỗi nhớ càng đong đầy hơn với những con người Tây Bắc hồn hậu, những tấm lòng thơm thảo.

Nghệ thuật đoạn 1 Tây Tiến

Trong khổ thơ 1, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách dử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét.

Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

Tái hiện lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

+ Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở.

+ Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 5 dàn ý khổ 1 Tây Tiến chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. vcreme.edu.vn hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

Bài viết liên quan