Top 30 cách kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất

Tổng hợp các cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 30 cách kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

  • Top 20 bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập chi tiết nhất
  • Top 5 dàn ý phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 5 sơ đồ tư duy phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 5 mẫu soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết
  • Top 30 cách mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 30 cách kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất

Mục lục

Top 30 cách kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 1: Kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 2: Kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng là một áng  về “thiên cổ hùng văn”. Nó đã kết tục được truyền thống  rất vinh quang của “Nam quốc sơn hà” và  của “Bình Ngô đại cáo”. Nó  đã là lời của nước non cao cả và  là thiêng liêng đã thể hiện được rất là sâu sắc với tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập và  tự do”. Đọc đoạn văn cuối của  bản “Tuyên ngôn Độc lập“  đã cho chúng ta  thấy càng thấm thía tự hào về độc lập và tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ và của bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho chúng ta được  sự tự do như ngày hôm nay.

Số 3: Kết bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Lời văn không khô khan mà trũ tình đanh thép. Mỗi từ mỗi câu đều chứa đựng trong đó sức nặng tinh thần của cả một dân tộc anh hùng quyết hi sinh để giữ độc lập tự do. Cụm từ độc lập tự do được lặp đi lặp lại ba lần như khắc sâu vào muôn triệu người Việt Nam, như tiếng kèn xung trận vang lên mạnh mẽ hào hùng. Lời tuyên bố mở nước cũng là lời thề sắt đá vừa thiêng liêng vừa khích lệ nhân dân ta vừa là lời cảnh báo đối với kẻ thù. Tác phẩm kết thúc những cũng là mở đầu cho một thời kì đấu tranh giữ vững chủ quyền độc lập tự do của dân tộc.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 4: Cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập vừa kế thừa được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới vừa mang tính thời đại. Bản tuyên ngôn còn đồng thời mang tính lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Số 5: Mẫu kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

“ Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một,sông có thể cạn,núi có thể mòn,song chân lí ấy không bao giờ có thể thay đổi được” ( Hồ Chí Minh). Quả thực,bản tuyên ngôn thay cho tiếng lòng của nhân dân,vì dân,do dân mà xứng.Tố cáo tội ác đê hèn của thực dân Pháp,dân tộc Việt Nam một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước.

Số 6: Kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Bằng ngòi bút đúc chiết những lí lẽ vô cùng sắc bén , đanh thép cùng với hệ thống luận điểm chặt chẽ kết hợp với ngôn ngữ trong sáng giản dị mà hùng hồn, bản tuyên ngôn trở thành một áng văn chính luận xuất sắc ,là một lời tuyên bố trịnh trọng về đạo lí và pháp lí của nhân loại.Lướt qua sóng bể của năm tháng “ Tuyên ngôn độc lâp” mãi dâng cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc- ngọn cờ của tự do,bình đảng,bác ái.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 7: Kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Bằng ngòi bút đúc chiết những lí lẽ vô cùng sắc bén , đanh thép cùng với hệ thống luận điểm chặt chẽ kết hợp với ngôn ngữ trong sáng giản dị mà hùng hồn, bản tuyên ngôn trở thành một áng văn chính luận xuất sắc ,là một lời tuyên bố trịnh trọng về đạo lí và pháp lí của nhân loại.Lướt qua sóng bể của năm tháng “ Tuyên ngôn độc lâp” mãi dâng cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc- ngọn cờ của tự do,bình đảng,bác ái.

Số 8: Kết bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ là áng văn chính luận xuất sắc với luận điểm sắc sảo, luận cứ thuyết phục mà còn là văn kiện lịch sử quan trọng, là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 80 năm giời nô lệ, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ.

Số 9: Cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một áng văn chính luận mẫu mực xuất sắc với các luận điểm, luận cứ sắc sảo, thuyết phục mà nó còn là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do, chính thức xóa bỏ cảnh nô lệ lầm than của nhân dân ta suốt hơn 80 năm ròng rã.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 10: Mẫu kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Số 11: Kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập của chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thể gọi là bản “hùng văn”. Sức hẫp dẫn và thuyết phục của văn bản đồng thời cũng tạo nên sức sồng vĩnh hằng cho tác phẩm. Hơn thế, đằng sau những lập luận chặt chẽ, bằn chứng thuyết phục, tình cảm nồng nàn của người viết ta nhận ra một tư tưởng chính trị, một tầm văn hóa lớn, nhận ra sự may mắn, hạnh phúc lớn lao của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam vì có một chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dân tộc Việt Nam đã sinh ra Người và Người đã làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam”.

Số 12: Kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

“Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo”. Nó là lời nước non cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đọc đoạn văn cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập“, chúng ta càng thấm thía tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho chúng ta được tự do như ngày hôm nay.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 13: Kết bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kế thừa được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới vừa mang tính thời đại. Bản tuyên ngôn còn đồng thời mang tính tính lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Số 14: Cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện có giá trị lịch sử vô giá thông qua việc tuyên bố kết thúc sự đô hộ, lật đổ ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến đối với nhân dân ta và khẳng định nền độc lập, dân chủ, tự do thiêng liêng của dân tộc cũng như ý chí, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng sau các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trường kì và gian khổ. Đồng thời, tác phẩm còn là một “áng văn chính luận mẫu mực” thông qua lập luận chặt chẽ, logic, luận điểm rõ ràng, lí lẽ sắc sảo, đanh thép và dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục cùng giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn.

Số 15: Mẫu kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Qua nghệ thuật lập luận logic, hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc lí lẽ sắc sảo kết hợp tính chặt chẽ trong suy luận và diễn đạt, bản “Tuyên ngôn độc lập” đã nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự do cũng như ý chí quyết tâm bảo vệ nền hòa bình, dân chủ của nhân dân ta. Đồng thời, văn kiện có ý nghĩa lịch sử vô giá này còn làm nổi bật nhãn quan chính trị sắc bén cùng tư duy, văn phong chính luận mạch lạc của tác giả. Đây chính là những yếu tố khẳng định sự thành công về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời thể hiện rõ nét cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lập luận, lí lẽ và ngôn từ.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 16: Kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Cũng giống như “Bình ngô đại cáo” và “Nam quốc sơn hà”, bản “Tuyên ngôn độc lập” là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

Số 17: Kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, là văn kiện chính trị lớn tổng kết cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc, chứa đựng nhiều chân lí lớn, sức thuyết phục cao, ngắn gọn mà lời lẽ hết sức giản dị. Đoạn kết của bản tuyên ngôn đã khẳng định lại Việt Nam là một nước độc lập và “toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Số 18: Kết bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Bằng ngòi bút  đã đúc chiết những lí lẽ vô cùng sắc bén, đanh thép cùng với những hệ thống luận điểm rất chặt chẽ đã kết hợp với những ngôn ngữ trong sáng giản dị mà hùng hồn, bản tuyên ngôn đã trở thành một áng văn chính luận rất xuất sắc và  là một lời tuyên bố trịnh trọng về đạo lí và pháp lí của nhân loại. Lướt qua sóng bể của năm tháng “Tuyên ngôn độc lập” mãi dâng cao được ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc – ngọn cờ của tự do, bình đẳng và  bác ái.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 19: Cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ có thể thay đổi được” (Hồ Chí Minh). Quả thực, bản tuyên ngôn thay cho tiếng lòng của nhân dân, vì dân, do dân mà xứng. Tố cáo tội ác đê hèn của thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam một lần nữa khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước.

Số 20: Mẫu kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt xuất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nó tiếp nối truyền thống của cha ông xưa trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước, và quyền được sống trong độc lập, tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới: Nước Việt Nam là một nước độc lập, dân tộc Việt Nam kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.

Số 21: Kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 22: Kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Đây là bản Tuyên ngôn độc tập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Số 23: Kết bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực xuất sắc, kết tinh giá trị lịch sử, chính trị, văn học với ý nghĩa sâu sắc và vô cùng độc đáo. Trước hết, đây là lời tuyên bố, lời khẳng định về nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược và nhân dân trên toàn thế giới. Khẳng định sự thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến và bước tới giai đoạn vươn mình lên để “sánh vai với các cường quốc năm châu” một cách ngang hàng, bình đẳng. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện ý chí sắt đá, lòng quyết tâm vững vàng để bảo vệ nền độc lập tự do vừa mới giành được của nhân dân ta.

Số 24: Cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Kết tinh của tinh thần, ý chí và khát vọng độc lập, tự do; kiên trì đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam, ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 25: Mẫu kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Bằng ngòi bút đúc chiết những lí lẽ vô cùng sắc bén, đanh thép cùng với hệ thống luận điểm chặt chẽ kết hợp với ngôn ngữ trong sáng giản dị mà hùng hồn, bản tuyên ngôn trở thành một áng văn chính luận xuất sắc, là một lời tuyên bố trịnh trọng về đạo lí và pháp lí của nhân loại. Lướt qua sóng bể của năm tháng “Tuyên ngôn độc lập” mãi dâng cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc – ngọn cờ của tự do, bình đẳng, bác ái.

Số 26: Kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập là một văn bản lịch sử chính trị to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ra, mở ra một kỉ nguyên mới, độc lập tự do cho dân tộc. Có thể coi đây là “bài thơ thần” của thời đại mới. Song đây cũng là bản tuyên ngôn chính luận hiện đại có giá trị đặc sắc thể hiện cảm hứng nhân đạo: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và cảm hứng yêu nước, nhân văn thể hiện một tầm tư tưởng lớn – Hồ Chí Minh.

Số 27: Kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định “Tuyên ngôn độc lập” là tác phẩm khẳng định thành quả đấu tranh cách mạng và lí tưởng giải phóng, bảo vệ dân tộc cũng như tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Lời tuyên bố dõng dạc “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” trước đồng bào cả nước cũng như thế giới về quyền độc lập, dân chủ mà quân và dân ta vừa giành được sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và ý chí quyết tâm bảo vệ bầu trời hòa bình chính, tự do chính là sự kế thừa, nối tiếp và phát triển một cách toàn diện chiều sâu tư tưởng cốt lõi về chủ quyền, độc lập dân tộc từng xuất hiện trong hai tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt và “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 28: Kết bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là “áng văn chính luận mẫu mực” kết tinh giá trị lịch sử cũng như giá trị văn học với ý nghĩa sâu sắc, độc đáo. Trước hết, đây là lời tuyên bố trước kẻ thù xâm lược nói riêng và nhân dân thế giới nói chung về nền độc lập, dân chủ, tự do của dân tộc Việt Nam sau khi lật đổ ách áp bức bóc lột của phong kiến, đế quốc, thực dân, phát xít; là sự khẳng định đầy tự hào của một dân tộc vượt thoát những “đêm trường nô lệ” để vươn mình “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” một cách ngang hàng, bình đẳng. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện rõ sự phát huy tinh thần yêu nước cùng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do – sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử nước ta.

Số 29: Cách kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Có thể nói rằng, “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực kết tinh tài năng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi, Tuyên ngôn độc lập được coi là “áng thiên cổ hùng văn”.

Số 30: Mẫu kết bài Tuyên Ngôn Độc Lập

“Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của “Nam quốc sơn hà”, của “Bình Ngô đại cáo”. Nó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, biểu lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam. Đọc đoạn văn cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta càng thấm thía tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 cách kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất. đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. vcreme.edu.vn hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

Bài viết liên quan