Top 30 cách mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất

Tổng hợp các cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 30 cách mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

  • Top 20 bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập chi tiết nhất
  • Top 5 dàn ý phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 5 sơ đồ tư duy phân tích Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 5 mẫu soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 3 bài phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn Độc lập chi tiết
  • Top 30 cách mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất
  • Top 30 cách kết bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất

Mục lục

Top 30 cách mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 1: Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Công Hoà. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa tính văn học, vừa mang tính lịch sử.(dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích)

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 2: Mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một cây bút  rất nghệ thuật  với đầy tài hoa của dân tộc. Thơ văn Bác vừa mang sắc thái cổ điển  lại vừa mang sắc thái hiện đại lại đầy sáng tạo  mà lại mang những giá trị tư tưởng cao. Nếu trong thơ trữ tình, ta  đã bắt gặp những lời thơ tràn ngập niềm lạc quan và tinh thần đầy  tính tự do và rất là  phóng khoáng thì trong văn học chính luận là những áng văn đầy khúc chiết, chặt chẽ và có sức lay động  rất mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc và  người nghe. Tuyên ngôn độc lập mà  là một tác phẩm chính luận đầy mẫu mực của Bác, nó  đã chứa đựng những tình cảm thiết tha và  những tư tưởng mang tầm thời đại và với  những kết tinh và  những vẻ đẹp tinh túy của dân tộc Việt Nam.

Số 3: Mở bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Ngày 2/9/1945 là một sự kiện lớn, một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử dân tộc, trong tâm trí của người dân Việt Nam. Hơn sáu mươi năm đã trôi qua nhưng mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu chúng ta lại bồi hồi như đang đứng giữa quảng trường Ba Đình năm ấy và lại rưng rưng cảm giác xúc động, vui sướng, tự hào khi nghe giọng Bác trầm ấm “Tôi nói đồng bào nghe rõ không” khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập – một văn kiện lịch sử đặc biệt, một áng văn chính luận bất hủ.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 4: Cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Trong văn học Việt Nam, ít có tác phẩm nào chứa nhiều giá trị như Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong rất nhiều giá trị đó, người ta nhắc nhiều đến giá trị sử học và văn học. Nhìn từ những góc độ khác nhau, hai giá trị này hòa quyện, xuyên thấm. Trên cơ sở thực tiễn và lập luận chặt chẽ đã tạo nên sức hấp dẫn, sức thuyết phục cho văn bản.

Số 5: Mẫu mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều gian khổ, phải đối mặt với những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nhưng dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu làm nên những thắng lợi lịch sử. Cách mạng tháng tám tháng công, với hoàn cảnh rộng và hẹp rất thuận lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trên quảng trường Ba Đình lịch sử, mở ra một thời kì mới cho dân tộc Việt Nam.

Số 6: Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ.

Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 7: Mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa nghĩa chính trị, lịch sử sâu sắc khi đã khẳng định nền độc lập, tuyên bố với toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới mà còn là áng văn chính luận mẫu mực kết tinh tài năng, trí tuệ và tầm nhìn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn kiện này cũng đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật văn chính luận trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại.

Số 8: Mở bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào cho nên cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh; nền văn học chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, ngày nay chúng ta có Tuyên ngôn Độc lập y một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông… ( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích).

Số 9: Cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 10: Mẫu mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Ngày 19-8-1945, lực lượng cách mạng và nhân dân Hà Nội đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tổng khởi nghĩa đã lan rộng hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 26-8 -1945, từ chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo của Đảng đã về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Số 11: Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh – một nhà lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và cũng là nhà văn hóa xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ngòi bút tinh tế, sắc nét của người được thể hiện qua những tác phẩm từ văn học đến chính sự. Một trong những “kiệt tác” phải kể đến chính là Tuyên ngôn độc lập – một văn bản minh chứng hùng hồn cho nền độc lập của nước nhà.

Số 12: Mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ sẽ phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lý lẽ mà thôi.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 13: Mở bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.

Số 14: Cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại với toàn bộ khát vọng và nhân cách cao đẹp của Người đều  đã thể hiện  được trong sự nghiệp cách mạng, quân sự, ngoại giao, giáo dục và văn hóa,… Trong số đó  mà sự nghiệp văn chương là một trong những điểm nhấn  rất quan trọng khi đã nói về tư tưởng đạo đức và phong cách  của Hồ Chí Minh. Người viết văn không  chỉ để thỏa mãn với cái thú tao nhã của văn nhân nghĩa sĩ, mà còn sinh thời văn thơ của Người luôn đóng với  một vai trò rất quan trọng trong công việc phục vụ kháng chiến và phục vụ  cho cách mạng để  đi đến thành công. Có thể nói rằng trong bước đường cách mạng suốt cả cuộc đời thì văn thơ của Người luôn theo sát và đóng vai trò bổ trợ  ở mọi lúc mọi nơi. Điển hình cho việc văn học song hành với cách mạng thì phải kể đến  với tác phẩm đã sáng giá nhất của Hồ Chủ tịch, văn kiện rất có ý nghĩa  với lịch vô cùng quan trọng, đã đặt dấu mốc quan trọng cho nền độc lập của dân tộc ấy là bản Tuyên ngôn độc lập  đã  được Bác tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội tên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Số 15: Mẫu mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn Độc lập là một trong những ánh văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 16: Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều gian khổ, phải đối mặt với những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nhưng dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu làm nên những thắng lợi lịch sử. Cách mạng tháng tám tháng công, với hoàn cảnh rộng và hẹp rất thuận lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, mở ra một thời kì mới cho dân tộc Việt Nam.Có ý kiến cho rằng: một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục. Có thể nói bản Tuyên ngônlà kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Số 17: Mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Câu thơ như tiếng reo vui của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã cho thấy sức mạnh, sự tác động to lớn của ngày độc lập, ngày nhân dân ta đứng lên làm chủ đất nước, cuộc đời:

“Gió reo, gió reo, gió Việt Nam reo

Mây bay, mây bay, mây hồng tươi sáng.

Gió ca trên non, gió ngợi trên đèo

Gió hát trên đồng: máu đỏ cao treo.”

Và một trong những văn kiện vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đó chính là bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ tịch được đọc vào ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây vừa là một văn bản có ý nghĩa lịch sử trọng đại, vừa là một áng văn chính luận xuất sắc.

Số 18: Mở bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một cây bút nghệ thuật đầy tài hoa của dân tộc. Thơ văn Bác vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại lại đầy sáng tạo lại mang những giá trị tư tưởng cao. Nếu trong thơ trữ tình, ta bắt gặp những lời thơ tràn ngập niềm lạc quan và tinh thần đầy tự do, phóng khoáng thì trong văn học chính luận là những áng văn đầy khúc chiết, chặt chẽ, có sức lay động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc, người nghe. Tuyên ngôn độc lập mà một tác phẩm chính luận đầy mẫu mực của Bác, nó chứa đựng những tình cảm thiết tha, những tư tưởng mang tầm thời đại và những kết tinh những vẻ đẹp tinh túy của dân tộc Việt Nam.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 19: Cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Với lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước Việt Nam non trẻ mà còn đanh thép lên án tội ác, sự bất nhân, phi lí của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam, Người còn khéo léo dùng“gậy ông để đập lưng ông”, dùng chính những chân lí sáng ngời trong tuyên ngôn Nhân quyền, dân quyền mà cha ông chúng gây dựng để bóc trần những hành động bất nhân, đi ngược với đạo lí của chúng. Cũng trong bản Tuyên ngôn, Bác đã khẳng định, con người Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nền độc lập, dùng chính sức mạnh chính nghĩa và đoàn kết để chống lại những âm mưu xâm lược thâm độc của kẻ thù.

Số 20: Mẫu mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, toàn bộ khát vọng và nhân cách cao đẹp của Người đều thể hiện trong sự nghiệp cách mạng, quân sự, ngoại giao, giáo dục, văn hóa,… Trong số đó sự nghiệp văn chương là một trong những điểm nhấn quan trọng khi nói về tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Người viết văn không phải chỉ để thỏa mãn cái thú tao nhã của văn nhân nghĩa sĩ, mà sinh thời văn thơ của Người luôn đóng một vai trò trò quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng đi đến thành công. Có thể nói rằng trong bước đường cách mạng suốt cả cuộc đời, văn thơ của Người luôn theo sát và đóng vai trò bổ trợ mọi lúc mọi nơi. Điển hình cho việc văn học song hành với cách mạng phải kể đến tác phẩm sáng giá nhất của Hồ Chủ tịch, văn kiện có ý nghĩa lịch vô cùng quan trọng, đặt dấu mốc quan trọng cho nền độc lập của dân tộc ấy là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Số 21: Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, đó là kỉ nguyên tự do không còn xiềng xích phong kiến, kỉ nguyên đánh dấu niềm tin và ý chí tự chủ mạnh mẽ của quân và dân Việt Nam. Trong không khí chiến thắng, ngày 26/8/1945, tại số 48 Hàng Ngang, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng soạn thảo Tuyên ngôn độc lập để rồi ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng triệu con người Việt Nam, Bác đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa. Tuyên ngôn độc lập là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả tất yếu của  mọi cố gắng, nỗ lực của toàn quân, toàn dân, toàn thể dân tộc con người Việt Nam anh hùng.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 22: Mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý tác giả Hồ Chí Minh với áng văn Tuyên ngôn độc lập – bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của nước nhà có ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn.

Số 23: Mở bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó. Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý – cơ sở thực tế – khẳng định.

Số 24: Cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Ngày hôm ấy, thủ đô Hà Nội rực đỏ màu cờ, ngày hôm ấy, quảng trường Ba Đình náo nức trong tiếng ca vui tươi của ngày độc lập. Đã 74 năm trôi qua kể từ ngày Bác đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” kí ức và giá trị lịch sử của ngày lễ Độc lập đầu tiên thì vẫn vẹn nguyên. Thế hệ ngày hôm nay, dù không được sống trong không khí thiêng liêng liêng của gần ba thế kỉ trước, vẫn không khỏi tự hào mà nghiêng mình kính cẩn trước một y đại hào hùng đã qua khi đọc đến “ Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 25: Mẫu mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Ngàу 19-8-1945, lựᴄ lượng ᴄáᴄh mạng ᴠà nhân dân Hà Nội đã nổi dậу giành ᴄhính quуền từ taу phát хít Nhật. Tổng khởi nghĩa đã lan rộng hầu khắp ᴄáᴄ tỉnh thành trên ᴄả nướᴄ. Ngàу 26-8 -1945, từ ᴄhiến khu Việt Bắᴄ, lãnh tụ Hồ Chí Minh ᴄùng ᴄáᴄ ᴠị lãnh đạo ᴄủa Đảng đã ᴠề tới Hà Nội. Tại ᴄăn nhà ѕố 48 phố Hàng Ngang, Báᴄ đã ѕoạn thảo bản Tuуên ngôn Độᴄ lập.

Số 26: Mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Tuyên ngôn được ra đời khi chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đối mặt với nhiều thử thách., thế lực phản động cấu kết nhằm tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, tuyên ngôn vẫn được ra đời và có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.

Số 27: Mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách độc đáo. Ở mỗi thể loại văn học, Hồ Chí Minh đều tạo ra những nét phong cách riêng đặc sắc và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn độc lập” – một tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một áng văn chính luận mẫu mực của cả dân tộc. Đặc biệt, đoạn văn sau đã để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất về..

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Số 28: Mở bài hay cho Tuyên Ngôn Độc Lập

Với lập luận ѕắᴄ bén, giàu ѕứᴄ thuуết phụᴄ, giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn ᴄhủ tịᴄh Hồ Chí Minh trong bản Tuуên ngôn độᴄ lập không ᴄhỉ khẳng định nền độᴄ lập, ᴄhủ quуền ᴄủa nướᴄ Việt Nam non trẻ mà ᴄòn đanh thép lên án tội áᴄ, ѕự bất nhân, phi lí ᴄủa thựᴄ dân Pháp đối ᴠới dân tộᴄ Việt Nam, Người ᴄòn khéo léo dùng“gậу ông để đập lưng ông”, dùng ᴄhính những ᴄhân lí ѕáng ngời trong tuуên ngôn Nhân quуền, dân quуền mà ᴄha ông ᴄhúng gâу dựng để bóᴄ trần những hành động bất nhân, đi ngượᴄ ᴠới đạo lí ᴄủa ᴄhúng. Cũng trong bản Tuуên ngôn, Báᴄ đã khẳng định, ᴄon người Việt Nam ѕẽ làm tất ᴄả để bảo ᴠệ nền độᴄ lập, dùng ᴄhính ѕứᴄ mạnh ᴄhính nghĩa ᴠà đoàn kết để ᴄhống lại những âm mưu хâm lượᴄ thâm độᴄ ᴄủa kẻ thù.

Số 29: Cách mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Có ai còn nhớ những đêm chiều Hà Nội, tiếng ve râm ran trên đường Trần Phú, bóng chị lao công giờ vẫn như ngày cũ, Hàng Đào, Hàng Ngang phố vẫn tấp nập đông. Khung cảnh vẫn thân thuộc như xưa, bất chợt, đưa ta về những kí ức của một ngày phố vắng, Bác Hồ ngồi soạn thảo bản: “Tuyên ngôn độc lập“ đầu tiên – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày hôm ấy, hòa trong không khí vui tươi như ngày hội, nền độc lập của đất nước một lần nữa được khẳng định chắc nịch, đanh thép, kiên quyết và ngoan cường.

Số 30: Mẫu mở bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là bản khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước và khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn trước hàng vạn đồng bào thủ đô, mở ra một kỳ nguyên mới cho dân tộc. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh anh dũng trên chiến trường. Bản “ Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu dân Việt Nam.

Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 30 cách mở bài bản Tuyên Ngôn Độc Lập chi tiết nhất. đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. vcreme.edu.vn hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

Bài viết liên quan