KẾT LUẬN CHÍNH THỨC VỤ TRỒNG SÂM NGỌC LINH TRÊN GIẤY: MHG KHÔNG VẼ DỰ ÁN ẢO

Sau thông tin doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh trên giấy bùng lên, cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc để đưa tới công chúng câu trả lời thỏa đáng. Sai phạm nằm ở đâu? Có “án oan” nào? Theo dõi toàn bộ bài viết để có cái nhìn rõ nét nhất.

Dược liệu tỷ đô giữa đại ngàn – Khi lòng tham khởi nguồn cho chiêu bài trồng sâm Ngọc Linh trên giấy để hút NĐT:

Tháng 9/2018, tại Kon Tum, với niềm tin đưa quốc bảo sâm Ngọc Linh trở thành “quốc kế dân sinh”, thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Phải xây dựng bằng được những doanh nghiệp hạt nhân, có đủ tiềm lực và sức mạnh để trở thành những nhà tiên phong, đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh, với các chủng loại sản phẩm phong phú có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm tương tự của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đang hiện diện trên sân nhà, đồng thời phải từng bước vững chắc vươn ra thị trường quốc tế.” Ngay sau đó, chính phủ phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030” của 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, mở ra cơ hội làm giàu trên đất Tây Nguyên cho không chỉ người dân vùng núi mà cả các doanh nghiệp dám mạnh tay đầu tư.

Phải nhìn lại thêm trước đó, sâm Ngọc Linh Việt Nam đã được công nhận là 1 trong 5 loại sâm tốt nhất trên thế giới. Giá sâm trên thị trường có thời điểm lên đến 260 triệu đồng/kg sâm tươi. Giữa đại ngàn bỗng mọc lên những ngôi làng tỷ phú chỉ nhờ trồng sâm Ngọc Linh, khẳng định giá trị kinh tế vượt trội của dược liệu quý giá này.

Sâm Ngọc Linh – Sản vật đắt giá của núi rừng miền Trung

Lợi nhuận hấp dẫn từ sâm Ngọc Linh cộng với ngân sách khổng lồ của đề án chính phủ đã kích thích lòng tham của nhiều cá nhân, tổ chức. Người ta vẽ ra những dự án không có thật, trồng sâm Ngọc Linh trên giấy để nằm không hưởng lợi từ kinh phí của các nhà đầu tư, khiến công chúng bất bình.

Nghi án “trồng sâm Ngọc Linh trên giấy” tại Kon Tum

Năm 2021, xuất hiện một dự án táo bạo kết hợp giữa khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vườn dược liệu bảo tồn sâm Ngọc Linh tại Măng Đen, Kon Plông, Kon Tum do Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) làm chủ. Trên diện tích 41 ha, MHG cho xây dựng các hạng mục như khu nghỉ dưỡng và vườn trồng sâm áp dụng công nghệ cao. Dự kiến tháng 3/2022, MHG chính thức đưa 30,000 gốc sâm Ngọc Linh về trồng thí điểm tại dự án này. Khi vừa ra mắt, dự án MHG Farm nhận được sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư lớn, được cho rằng sẽ làm nên chuyện với thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Tuy nhiên, ngay khi rà soát lại danh mục bảo hộ địa lý sâm Ngọc Linh, dư luận tranh cãi gay gắt khi Măng Đen, Kon Plông không nằm trong bất cứ đăng ký chỉ dẫn địa lý nào. Tại Kon Tum, tính đến tháng 7/2018, mới chỉ có 9 xã được bảo hộ địa lý theo như Quyết định số 2465/QĐ-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ, trong đó không có tên Kon Plông.

Chưa cần phân tích đúng sai, MHG ngay lập tức bị quy chụp trồng sâm Ngọc Linh trên giấy. Dự án cũng vì thế mà gặp phải những hệ lụy không hề nhỏ. Cùng lúc đó, cơ quan chức năng xử lý một đơn vị khác cũng vì có dấu hiệu trồng sâm Ngọc Linh trên giấy. Các nhà đầu tư bắt đầu rơi vào hoang mang.

Trong lúc dư luận mải mê chỉ trích, những người có niềm tin với các sản phẩm chất lượng của MHG cũng như kỳ vọng vào tương lai của quốc bảo Việt Nam chỉ biết mong chờ một câu trả lời rõ ràng nhất cho nghi vấn trồng sâm Ngọc Linh trên giấy vô cùng nhức nhối này.

Giải án oan dự án MHG Farm: “Không trồng sâm Ngọc Linh trên giấy! Chúng tôi mang giá trị thật phụng sự cộng đồng”

Không để những tâm huyết của mình bị phủ nhận bởi những tin đồn thất thiệt, đại diện MHG đã nhanh chóng đưa ra những bằng chứng đanh thép để chứng minh tính pháp lý cho dự án MHG Farm.

Cụ thể, theo đề án “Đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến 2020, định hướng đến năm 2030” của UBND tỉnh Kon Tum, phía tỉnh đã đưa ra các nhiệm vụ trọng yếu. Trong đó có ghi rõ: “ Đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu tập trung đối với 10 loài dược liệu có thế mạnh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái trên địa bàn tỉnh, trọng tâm tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông và ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển dược liệu. Trước mắt, đến năm 2020 ưu tiên tập trung phát triển 04 loài dược liệu chủ lực: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Nghệ vàng”.

Lễ trồng sâm Ngọc Linh của MHG năm 2021

Như vậy, Kon Plông mặc dù không nằm trong danh sách bảo hộ địa lý theo văn bản cũ năm 2018, nhưng thể theo chính sách mới, Kon Tum đang cấp phép trồng thí điểm sâm Ngọc Linh tại khu vực này. MHG đã làm đúng, có kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu mũi nhọn của tỉnh nhà, không có chuyện trồng sâm Ngọc Linh trên giấy.

Ồn ào “Trồng sâm Ngọc Linh trên giấy” – lời cảnh tỉnh cho nhà đầu tư và người tiêu dùng:

Án oan “trồng sâm Ngọc Linh trên giấy” của MHG tạm khép lại, nhưng những hệ lụy do nhầm lẫn truyền thông vẫn còn đó. Nhằm khắc phục những hậu quả do vướng nghi án vườn sâm ảo cũng như sự ngưng trệ do thiên tai và Covid-19, tập thể MHG đang không ngừng cố gắng đẩy nhanh tiến độ mỗi ngày để tự nâng cao năng lực cán bộ, hoàn thiện mô hình nông nghiệp thông minh cho từng vườn sâm. Khi những gốc sâm Ngọc Linh đầu tiên bắt đầu vươn mình tại Măng Đen vào tháng 3 tới, đây sẽ là câu trả lời thỏa đáng nhất để nhà đầu tư an lòng.

MHG đầu tư hệ thống camera hiện đại quản lý chất lượng vườn sâm Ngọc Linh

Qua vụ việc tốn giấy mực “trồng sâm Ngọc Linh trên giấy” vừa rồi, người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng nên tỉnh táo để có cái nhìn công tâm, phân loại được đâu là thương hiệu thực, đâu chỉ là giá trị ảo. Tập đoàn MHG với thương hiệu Sâm Ngọc Linh MHG là một thương hiệu làm thật, cống hiến thật như vậy.

Với hơn 15 showroom trên toàn quốc và hàng loạt các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh đã gây tiếng vang, việc Sâm Ngọc Linh MHG có được lòng tin của người tiêu dùng là kết quả tất yếu. Nếu bạn đọc đang phân vân tìm mua sâm Ngọc Linh chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ủng hộ thương hiệu Việt, liên hệ với Sâm Ngọc Linh MHG để được tư vấn hỗ trợ thông qua địa chỉ website: https://samngoclinhmhg.com/

Bài viết liên quan