Top 10 sơ đồ tư duy bài Việt Bắc chi tiết nhất

Tổng hợp các bài mẫu sơ đồ tư duy Việt Bắc của Tố Hữu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 10 sơ đồ tư duy bài Việt Bắc chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Kiến thức cơ bản bài Việt Bắc

1. Hoàn cảnh sáng tác :

– Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ.

– Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.

– Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.

– Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.

– Bài thơ được trích trong tập Việt Bắc (1947 – 1954)

2. Lời Việt Bắc đối với người cán bộ cách mạng

Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khuâng:

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. M­ười lăm năm ấy là trở về với cội nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình. 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữ nhớ, 1 chữ ta hòa quyện 1 câu hỏi về thời gian (10 năm…) một câu hỏi về không gian (nhìn cây…). Khổ thơ ngắn nhưng đã dồn góp lại cả một thời cách mạng. Tấm lòng ng­ười ở đã tỏ lộ giãi bày trong không gian, theo thời gian.

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Quyến luyến không nỡ rời, xúc động nghẹn ngào nói không nên lời, tình cảm cồn cào bối rối ấy làm thay đổi cả nhịp thơ. Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xao động trong nhịp 3/3/2 diễn tả thật đắt tấm lòng ng­ười đi với ngư­ời ở lại. Dấu chấm lửng như­ khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặng hàm chứa bao xao xuyến không lời.

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Có câu hỏi cụ thể : nhớ Tân Trào, Hồng Thái, trám bùi, măng mai; có câu hỏi trừu tượng: chiến khu, mối thù, lòng son…;phép tiểu đối 4/4 (hắt hiu lau xám > < đậm đà lòng son). Tất cả, đã giúp Tố Hữu diễn tả thật đắt nỗi xao xuyến nhớ th­ương của ngư­ời ở với ng­ười đi. Đặc biệt câu thơ lục bát cuối khổ:

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Ba chữ mình trong câu thơ 6 chữ đồng nhất tâm sự ngư­ời đi, ngư­ời ở đã tạo ra sự hô ứng đồng vọng giữa ng­ười hỏi, ngư­ời đáp, hòa thành bản hợp ca ngân vang những hòa âm tâm hồn. 12 câu cấu tạo thành 6 câu hỏi, mỗi câu thơ đều khắc khoải tâm tình da diết, khắc khảm vào lòng ng­ười đi những kỉ niệm từ ngày đầu cách mạng. Mái đình Hồng Thái, Cây đa Tân Trào đ­ược chuyển vế thành Tân Trào, Hồng Thái mái đình, cây đa mang đến cho ta một liên t­ưởng: Việt Bắc đã thật sự trở thành quê hư­ơng thứ hai của ngư­ời cán bộ miền xuôi. Bởi hình ảnh mái đình, cây đa ở đâu và khi nào cũng khơi gợi trong tâm hồn ng­ười Việt hình ảnh quê h­ương.

3. Lời người cán bộ cách mạng

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Cách nói mình –ta của ca dao dân ca, điệp từ mình cùng với biện pháp nghệ thuật so sánh nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu khẳng định lòng thủy chung son sắt với cách mạng, với quê hương kháng chiến của người cán bộ vê xuôi.

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy

 – Hình ảnh so sánh như nhớ người yêu thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.

– Hình ảnh gợi cảm đầy thi vị :bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lên đầu núi… gợi nhớ những nét mang đậm hồn người.

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

 – Hình ảnh đắng cay ngọt bùi, thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng là hình ảnh đậm đà giai cấp. (Người Việt Bắc trong nỗi nhớ người về thật đáng yêu, đáng quý, nặng tình nặng nghĩa, biết chia sẽ ngọt bùi.

* Bức tranh tứ bình:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

a/ Đoạn này đ­ược xem là đặc sắc nhất Việt Bắc. 10 câu lục bát thu gọn cả sắc màu 4 mùa, cả âm thanh cuộc sống, cả thiên nhiên con ngư­ời Việt Bắc.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng ng­ười

Tố Hữu lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng : hoa – người. Hoa là vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên, kết tinh từ h­ương đất sắc trời, t­ương xứng với con ng­ười là hoa của đất. Bởi vậy đoạn thơ đư­ợc cấu tạo: câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói tới con ngư­ời. Nói đến hoa hiển hiện hình ng­ười, nói đến ngư­ời lại lấp lóa bóng hoa. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tỏa sáng bức tranh thơ. Bốn cặp lục bát tạo thành bộ tứ bình đặc sắc.

b/ Tr­ước hết đó là nỗi nhớ  mùa đông Việt Bắc – cái mùa đông thuở gặp gỡ ban đầu, đến hôm nay vẫn sáng bừng trong kí ức.

Rừng xanh hoa chuối đỏ t­ươ

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lư­ng

Câu thơ truyền thẳng đến ngư­ời đọc cảm nhận về một màu xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già. Cái màu xanh ngằn ngặt đầy sức sống ngay giữa mùa đông tháng giá. Cái màu xanh chứa chất bao sức mạnh bí ẩn “Nơi thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng”. Màu xanh núi rừng Việt Bắc:

Rừng giăng thành lũy thép dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Trên cái nền xanh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tơi, thắp sáng cả cánh rừng đại ngàn làm ấm cả không gian, ấm cả lòng ngư­ời. Hai chữ “đỏ tư­ơi” không chỉ là từ ngữ chỉ sắc màu, mà chứa đựng cả một sự bừng thức, một khám phá ngỡ ngàng, một rung động rất thi nhân.

Có thể thấy cái màu đỏ trong câu thơ Tố Hữu như­ điểm sáng hội tụ sức mạnh tiềm tàng chốn rừng xanh đại ngàn, lấp lóa một niềm tin rất thật, rất đẹp. Trên cái phông nền hùng vĩ và thơ mộng ấy, hình ảnh con ngư­ời xuất hiện thật vững trãi, tự tin. Đó là vẻ đẹp của con người làm chủ núi rừng, đứng trên đỉnh trời cùng tỏa sáng với thiên nhiên, “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt l­ưng”.

c/ Cùng với sự chuyển mùa (mùa đông sang mùa xuân) là sự chuyển màu trong bức tranh thơ: Màu xanh trầm tĩnh của rừng già chuyển sang màu trắng tinh khôi của hoa mơ khi mùa xuân đến. Cả không gian sáng bừng lên sắc trắng của rừng mơ lúc sang xuân.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Trắng cả không gian “trắng rừng”, trắng cả thời gian “ngày xuân”. Hình ảnh này khá quen thuộc trong thơ Tố Hữu, hình ảnh rừng mơ sắc trắng cũng đi vào tr­ờng ca Theo chân Bác gợi tả mùa xuân rất đặc tr­ưng của Việt Bắc:

Ôi sáng xuân nay xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Cái sắc trắng tinh khôi bừng nở mỗi độ xuân về làm ngơ ngẩn ng­ười ở, thẫn thờ kẻ đi. Người đi không thể không nhớ sắc trắng hoa mơ nơi xuân rừng Việt Bắc, và lại càng không thể không nhớ đến con ng­ười Việt Bắc, cần cù uyển chuyển trong vũ điệu nhịp nhàng của công việc lao động thầm lặng mà cần mẫn tài hoa:

Nhớ ng­ười đan nón chuốt từng sợi giang

Hai chữ “chuốt từng” gợi lên dáng vẻ cẩn trọng tài hoa, d­ường như­ bao yêu thư­ơng đợi chờ mong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thư­ơng kết nên vành nón. Cảnh thì mơ mộng, tình thì đ­ợm nồng. Hai câu thơ lư­u giữ lại cả khí xuân, sắc xuân, tình xuân vậy. Tài tình như­ thế thật hiếm thấy.

d/ Bức tranh thơ thứ 3 chuyển qua rừng phách – một loại cây rất thư­ờng gặp ở Việt Bắc hơn bất cứ nơi đâu. Chọn phách cho cảnh hè là sự lựa chọn đặc sắc, bởi trong rừng phách nghe tiếng ve ran, ngắm sắc phấn vàng giữa những hàng cây cao vút, ta như­ cảm thấy sự hiện diện rõ rệt của mùa hè. Thơ viết mùa hè hay xưa nay hiếm, nên ta càng thêm quí câu thơ của Tố Hữu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác rất thú vị: Tiếng ve kêu – ấn t­ượng của thính giác đã đem lại ấn t­ượng thị giác thật mạnh. Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây: Những ngày cuối xuân, cả rừng phách còn là màu xanh, những nụ hoa còn náu kín trong kẽ lá, khi tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên, những nụ hoa nhất tề đồng loạt trổ bông, đồng loạt tung phấn, cả rừng phách lai láng sắc vàng.

Chữ đổ đ­ược dùng thật chính xác, tinh tế. Nó vừa gợi sự biến chuyển mau lẹ của sắc màu, vừa diễn tả tài tình từng đợt mư­a hoa rừng phách khi có ngọn gió thoảng qua, vừa thể hiện chính xác khoảng khắc hè sang. Tác giả sử dụng nghệ thuật âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian. Bởi vậy cảnh thực mà vô cùng huyền ảo.

Trên nền cảnh ấy, hình ảnh cô em gái hiện lên xiết bao thơ mộng, lãng mạn: “Cô em gái hái măng một mình” nghe ngọt ngào thân th­ơng trìu mến. Nhớ về em, là nhớ cả một không gian đầy h­ương sắc. Ng­ười em gái trong công việc lao động hàng ngày giản dị: hái măng. Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng ấy còn đư­ợc tô đậm ở hai chữ “một mình” nghe cứ xao xuyến lạ, như bộc lộ thầm kín niềm mến th­ương của tác giả. Nhớ về em, nhớ về một mùa hoa…

e/ Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu. Đây là cảnh đêm thật phù hợp với khúc hát giao duyên trong thời điểm chia tay giã bạn. Hình ảnh ánh trăng dọi qua kẽ lá dệt lên mặt đất một thảm hoa trăng lung linh huyền ảo.

Dư­ới ánh trăng thu, tiếng hát ân tình càng làm cho cảnh thêm ấm áp tình ng­ười. Đại từ phiếm chỉ “ai” đã gộp chung ngư­ời hát đối đáp với mình làm một, tạo một hòa âm tâm hồn đầy bâng khuâng l­u luyến giữa kẻ ở, ng­ời đi, giữa con ngư­ời và thiên nhiên.

g/ Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình. Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung. Đó là sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc… Tiếng ve của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ, vàng ửng của hoa phách… Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con ngư­ời hiện lên thật bình dị, thơ mộng trong công việc lao động hàng ngày.

4. Nhớ Việt Bắc kháng chiến, Việt Bắc anh hùng :

– Nhịp thơ sôi nổi náo nức gợi lên khung cảnh những ngày kháng chiến chống Pháp thật hào hùng nó được vẽ bằng bút pháp tráng ca.

– Hình ảnh Việt Bắc sôi động trong những ngày chuẩn bị kháng chiến để đi đến thắng lợi cuối cùng

– Đoạn cuối: khẳng định vị trí quan trọng của Việt Bắc lòng tin của toàn dân đối với Bác Hồ, khẳng định tình cảm thủy chung đối với quê hương cách mạng

– Điệp từ nhớ: với những sắc thái khác nhau theo cấp độ tăng dần thể hiện tình cảm lưu luyến, nỗi nhớ da diết theo đó cũng được nâng cao.

5. Kết luận

  • Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu đã m­ượn đ­ợc hình thức cấu tứ giã bạn, kết cấu theo lối đối đáp giao duyên và thể loại lục bát đậm đà tính dân tộc. Nhờ vậy Tố Hữu đã thơ hoá sự kiện chính trị  một cách hiệu quả không ngờ.
  • Những câu thơ cân xứng trầm bổng, ngọt ngào vừa thể hiện đư­ợc tình cảm đối với cách mạng, vừa nói đ­ược vấn đề rất to lớn của thời đại, vừa chạm đư­ợc vào chỗ sâu thẳm trong tâm hồn dân tộc: truyền thống ân nghĩa, thủy chung. Việt Bắc đã đạt tới tính dân tộc, tính đại chúng. Đó là sức sống tr­ường tồn của bài thơ.

Xem thêm:

  • Top 20 bài văn phân tích Việt Bắc hay nhất
  • Top 10 dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 10 sơ đồ tư duy bài Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 5 mẫu soạn văn bài Việt Bắc đầy đủ nhất
  • Top 40 cách mở bài bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 1: Sơ đồ tư duy Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Xem thêm:

  • Top 40 cách kết bài bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 15 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 10 bài phân tích đoạn 1 bài Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 10 bài phân tích đoạn 2 bài Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 10 bài phân tích khổ 3 bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất

Số 2: Sơ đồ tư duy bài Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Xem thêm:

  • Top 10 bài phân tích đoạn 4 bài Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 8 bài phân tích khổ 5 bài Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 10 bài phân tích khổ 6 Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 10 bài phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc chi tiết nhất
  • Top 15 bài phân tích bức tranh tứ bình bài Việt Bắc chi tiết nhất

Số 3: Vẽ sơ đồ tư duy bài Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 4: Sơ đồ tư duy môn văn 12 bài Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 5: Sơ đồ tư duy bài Việt Bắc lớp 12

Số 6: Sơ đồ tư duy Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 7: Sơ đồ tư duy bài Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 8: Vẽ sơ đồ tư duy bài Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 9: Sơ đồ tư duy môn văn 12 bài Việt Bắc

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Số 10: Sơ đồ tư duy bài Việt Bắc lớp 12

Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 sơ đồ tư duy Việt Bắc chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. vcreme.edu.vn hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.

Bài viết liên quan