Tổng hợp các bài mẫu soạn bài Việt Bắc phần 1 của Tố Hữu một cách đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị kiến thức thật tốt cho mình trước các kì thi sắp tới. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 10 mẫu soạn bài Việt Bắc phần 1 chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
Top 10 mẫu soạn bài Việt Bắc phần 1
Số 1: Soạn bài Việt Bắc phần 1
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.
– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
– Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.
– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.
– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.
- Việt Bắc (1947 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
- Gió lộng (1955 – 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
- Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
- Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…
Câu 3. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị.
– Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sàn (Em bé Triều Tiên).
– Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…
Câu 4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!…
– Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
Luyện tập
Câu 1. Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó.
Gợi ý:
– Một số bài thơ như: Lượm, Khi con tu hú, Từ ấy…
– Bài mẫu:
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hồn nhiên nhưng rất dũng cảm.
Lượm là một cậu bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” “’thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.
Không chỉ vậy, sự hồn nhiên đó còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”
Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ”… một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.
Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao. Sự dũng cảm đó được thể hiện qua việc không sợ nguy hiểm:
“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo”
Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:
“Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng”
Một mình giữa cánh đồng quê vắng vẻ nhưng cậu bé vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Điều đó cho thấy sự dũng cảm phi thường của một Lượm. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:
“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng mẫu tươi”
Giọng thơ đến đây trở nên nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”
Đây có lẽ là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng… Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.
Tóm lại, qua bài thơ “Lượm”, Tố Hữu đã khắc họa được hình ảnh chú bé liên lạc một cách vô cùng chân thực.
Câu 2. Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Cẩn hiểu nhận xét đó như thế nào?
Gợi ý:
– Giải thích ý kiến: Ý kiến của Xuân Diệu khẳng định thơ Tố Hữu giàu chất trữ tình chính trị.
– Chứng minh, bình luận:
- Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
- Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
- Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…
- Những vấn đề lớn lao của đời sống đã được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình tự nhiên, đằm thắm và chân thành. Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa tình cách mạng cho nên thường hướng về đồng bào đồng chí mà tâm sự.
- So sánh với một số nhà thơ khác khi sáng tác thơ cách mạng.
=> Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn về phong cách thơ của Tố Hữu.
Xem thêm:
- Top 5 mẫu soạn văn bài Việt Bắc đầy đủ nhất
- Top 10 mẫu soạn bài Việt Bắc phần 1 chi tiết nhất
- Top 10 mẫu soạn bài Việt Bắc phần 2 chi tiết nhất
Số 2: Soạn bài Việt Bắc lớp 12 phần 1
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Vài nét về tiểu sử:
– Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên – Huế
– Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay.
– Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
– 1938 ông được kết nạp Đảng.
– Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
– Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
– Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
– 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
– Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Năm 2002: Qua đời
Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Đường cách mạng, đường thơ
- Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.
- “Việt Bắc”(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc. Gồm 27 bài
- “Gió lộng” (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà . Gồm 25 bài
- “Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
- “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới .
Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.
– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.
– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.
– Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.
– Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.
– Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.
Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc
– Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
– Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
Luyện tập
Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy”
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
– Từ ấy: mốc thời gian mang tính bước ngoặt trên con đường nhà thơ đi tìm lẽ sống – nhà thơ được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi
– Hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, hồn tôi – vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim
– Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy là nguồn sáng bất diệt, làm bừng sáng lên tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ
– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ
=> Khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của tác giả khi tìm thấy lí tưởng cách mạng của Đảng
Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
– Giải thích: Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn, nó nhấn mạnh một đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu – thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị
– Phân tích, chứng minh:
+ Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.
+ Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.
+ Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.
+ Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:
+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.
Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy…
+ Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh…
Số 3: Soạn bài Việt Bắc lớp 12 giáo án
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1): Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:
– Quê quán: sinh ra ở Thừa Thiên Huế
– Gia đình: sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo.
– Cuộc đời
+ Năm 12 tuổi mồ côi mẹ.
+ Tuổi thanh niên, tham gia phong trào cách mạng, sau đó dược kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Tháng 4- 1939, ông bị bắt và giam vào nhà lao Thừa Thiên.
+ Tháng 3- 1942, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng
+ Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông liên tục giữ những cương vụ trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Câu 2 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1): Chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng của nhà thơ Tố Hữu:
- Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:
♦ “Máu lửa” sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.
♦ “Xiềng xích” sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.
♦ “Giải phóng” sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng –> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.
- Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:
♦ Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …
♦ Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến – hậu phương, miền xuôi – miền ngược, cán bộ – quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …
- Tập thơ “gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài
♦ Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.
♦ Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.
♦ Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.
- ”Ra trận” (1962 – 1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
♦ “Ra trận” bản hùmg ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.
♦ “Máu và hoa” ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.
- ”Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới .
♦ Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.
♦ Niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ “nhân” luôn toả sáng trong tâm hồn mỗi con người .
Câu 3 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1): Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị bởi:
– Tính trữ tình:
+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình rất tự tự nhiên, đằm thắm, sâu lắng.
– Tính chính trị:
+ Đối tượng trong thơ ông là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.
+ Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lịch sử – dân tộc.
+ Vấn đề nổi bật trong thơ ông là vấn đề vận mệnh cộng đồng chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.
Câu 4 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1): Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện qua: Nếu xét về hình thức nghệ thuật thì tính dân tộc trong nghệ thuật của thơ Tố Hữu được thể hiện ở những nét chính sau đây: ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, thể thơ đậm đà tính dân tộc.Lối cấu tứ, kết cấu giàu sắc thái ca dao,thể thơ dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo.
– Thể thơ truyền thống: thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc.
– Biên pháp tu từ quen thuộc.
– Cấu tứ quen thuộc.
– Phát huy tính nhạc trong thơ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1): Bài thơ Tiếng rao đêm:
Ai ăn bánh bột lọc không?
Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
Không phải giọng của một hầu đứng tuổi
Cao thánh thót hay rồ khan gió bụi
Đây âm thanh của một cổ non tơ
Mà giây ngân còn vương vẫn dại khờ
Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ.
Tiếng rao nhỏ của một em gái bé
Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời
Mà giọng còn non quá, yếu dần hơi
Nên cái bánh nửa chừng ra cái bén
Thôi cũng được, tiếng em vừa ngon đến
Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi…
Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi
Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ
Nhưng cũng đủ cho lòng anh lắng rõ.
Anh thấy em, mình gió thổi nghiêng nghiêng
Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền
Manh áo mỏng che không kín ngực
Đầu không nón, bụi sương thầm chấm ướt
Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi!
Ấy chân em leo lên bước đường đời
Ngày tháng đó trong mủng vài chục bánh.
Gia tài đó, mấy đồng xu mỏng manh,
Biết bao giờ mà sướng được em ơi!
Có ai thương một em bé giữa trời
Mà thương nữa cũng đôi người lơ đễnh
Kêu em lại, mua cho vài chiếc bánh
Trả vài xu và thoa má, ngọt ngào
“Ồ cái con bé nó mới ngoan sao
Chừng ấy tuổi đã làm ăn bán dạo!”
Và con bé đi rồi, tình mới đậu
Chưa nồng trên lòng khách, đã phôi pha
Theo dáng hình sương khuất, tiếng rao xa…
Bài thơ đã cho thấy tình cảm của nhà thơ Tố Hữu hướng tới những con người bình dân, đặc biệt là những đứa trẻ chịu hoàn cảnh tội nghiệp. Tiếng rao đêm như xé lòng người cách mạng, khiến họ càng khát khao vượt ngục để thực hiện lí tưởng của mình, đem đến cuộc sống hạnh phúc hơn cho bao lớp người. Bởi Tố Hữu từng nhận mình là “anh của vạn đầu em nhỏ”, ý thức tự nguyện gắn bó đó khiến cho nhà thơ càng muốn vượt thoát khỏi cảnh ngục đày.
Câu 2 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):
Đó chính là phong cách nghệ thuật của Tố Hữu xét về nội dung: thơ trữ tình chính trị:
– Tính trữ tình:
+ Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình rất tự tự nhiên, đằm thắm, sâu lắng.
– Tính chính trị:
+ Đối tượng trong thơ ông là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.
+ Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lịch sử- dân tộc.
+ Vấn đề nổi bật trong thơ ông là vấn đề vận mệnh cộng đồng chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.
Số 4: Soạn bài Việt Bắc phần 1 ngắn gọn
1. Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
-Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên – Huế
-Xuất thân trong gai đình nho nghèo
-Năm 13 tuổi: học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, năm 1938 ông được kết nạp Đảng.
-Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: ông giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
-Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
-Chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành với chặng đường cách mạng của dân tộc
+ Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.
+ “Việt Bắc”(1946-1954): ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc.
+ “Gió lộng” (1955-1961): sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà
+ “Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
+ “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
-Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
-Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu.
– Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ
→ Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
-Biểu hiện của tính dân tộc
+ thể thơ: vận dụng những thể thơ truyền thống dân tộc như thơ lục bát, thơ thất ngôn.
+ Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt quen thuộc với dân tộc.
+ Phát huy cao độ tính nhạc trong tiếng Việt, sử dụng từ láy tài tình, thanh điệu và các vần thơ.
Luyện tập
1.Phân tích một đoạn thơ bộ tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
-Nội dung
+ Bức tranh mùa đông
- bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối và màu vàng của những đốm nắng
- hình ảnh con người lao động: dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao, làm chủ thiên nhiên
+ Bức tranh mùa xuân
- màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn đầy nhựa sống khi xuân về.
- người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn
+ Bức tranh mùa hạ
- động từ đổ : toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng
- hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó cua con người Việt Bắc.
+ Bức tranh mùa thu
- ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, như ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do
- Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.
-Nghệ thuật
+ hình ảnh thơ giàu sức gợi
+ nghệ thuật tứ bình cân đối, khắc họa vẻ đẹp toàn vẹn
+ từ ngữ chau chuốt
2.Nhận xét nhận định của Xuân Diệu
-Theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, ông là một thi sĩ chiến sĩ, sáng tác phục vụ cho cách mạng.
-Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp của một cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.
2. Giới thiệu sơ lược về tác giả
– Tên Tố Hữu (1920-2000)
– Quê quán: Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến + Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương
+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
– Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
– Phong cách nghệ thuật:
+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị
+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào
+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
– Tác phẩm chính:
+ Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
+ Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
+ Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
+ Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”
+ Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả
3. Tìm hiểu tác phẩm Việt Bắc
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
+ Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
– Thể thơ: Lục bát
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Bố cục:
+ Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi
+ Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc
– Giá trị nội dung:
+ Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
+ Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng
– Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…
Số 5: Soạn bài Việt Bắc phần 1
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.
– Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế.
+ Thân sinh là nhà nho nghèo, thân mẫu là con nhà nho và có truyền thống yêu thơ ca.
– 1938 ông được kết nạp Đảng Cộng sản.
– 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
– Năm 1945: chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế.
– 1947 ông công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách phần văn hóa văn nghệ, sau đó ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền.
– 1996: được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– 2002: ông qua đời.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
Đối với Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng và con đường thơ của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ảnh một chặng đường cách mạng.
- Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ 72 bài chia thành làm ba phần:
– “Máu lửa” sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.
– “Xiềng xích” sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.
– “Giải phóng” sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng –> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.
- Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:
Tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …
Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến – hậu phương, miền xuôi – miền ngược, cán bộ – quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …
- Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp thể hiện cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác các đề tài lớn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài
– Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng.
– Ngợi ca cuộc sống trên miền Bắc.
– Tình cảm thiết tha, sâu đậm vối miền Nam ruột thịt.
- Tập thơ “Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
– “Ra trận” bản hùmg ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.
– “Máu và hoa” ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.
- Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả với những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
+ Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân
+ Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác gi
+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
Nghệ thuật: mang đậm tính dân tộc.
+ Về thể thơ: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc (lục bát, thơ bảy chữ) bình dị, thân thuộc, giàu nhạc điệu.
+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy nhạc tính cũng như hình ảnh phong phú của tiếng Việt.
Phần luyện tập
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
– Giới thiệu 6 câu thơ đầu: Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ
– Những dấu hiệu thiên nhiên vào hè:
+ Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người.
– Hồi tưởng của tác giả về mùa hè:
+ Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè.
+ Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài.
– Khát vọng tự do của tác giả: mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
Theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Điểu này cũng dễ hiểu bởi Tố Hữu là một thi sĩ chiến sĩ. Ông sáng tác thơ ca nhằm mục đích trước hết là để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ cách mạng. Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp của một cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.
2. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Việt Bắc
Tác giả
- Cuộc đời
– Tố Hữu (1920 – 2002)
– Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
– Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
– Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
- Sự nghiệp văn học
a) Đường cách mạng, đường thơ
Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: điều này được thể hiện rõ rệt qua 7 tập thơ trong cuộc đời sáng tác của Tố Hữu.
+ Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng, gắn với 10 năm nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.
+ Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian lao, hùng tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn quân, toàn dân ta. Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn mà bao trùm là tình yêu nước, khắc họa hình tượng quần chúng kháng chiến với một nghệ thuật giàu tính dân tộc và cảm hứng sử thi – trữ tình.
+ Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961): bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn đậm nét. Tập thơ tiếp tục bám sát cuộc đời nhà thơ và chặng đường lịch sử của dân tộc với việc ca ngợi cuộc sống mới trên miền Bắc XHCN, bày tỏ nỗi nhớ thương quê hương miền Nam, căm giận bè lũ bán nước và cướp nước, ngợi ca những con người kiên trung, hướng về ngày thống nhất.
+ Tập thơ Ra trận (1962 – 1971): là khúc anh hùng ca về miền Nam trong kháng chiến, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công với khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+ Tập thơ Máu và hoa (1972 – 1977): ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ và hi sinh, khẳng định niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, niềm vui niềm tự hào khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Thơ Tố Hữu thời chống Mĩ đậm tính chính luận và cảm hứng sử thi.
+ Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống, hướng tới những quy luật phổ quát và những giá trị bền vững.
b) Phong cách thơ Tố Hữu
– Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
+ Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.
+ Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.
– Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.
+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
+ Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.
Số 6: Soạn bài Việt Bắc lớp 12 phần 1
Soạn Câu 1 ngắn nhất
– Tố Hữu (1920 – 2000) , tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.
– Sinh ra tại làng Phù Lai (nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế)
– Là người con sinh ra trong một gia đình Nho học, có niềm những nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc và văn chương.
– Tố Hữu là thanh niên trẻ sớm giác ngộ cách mạng, trong công cuộc chiến đấu ấy luôn là người chiến sĩ đầy nhiệt huyết, hăng say hoạt động.
– Luôn đi đầu trong phong trào đấu tranh chống thực dân.
– Trong bộ máy lãnh đạo của Đảng hay trên mặt trận văn nghệ, Tố Hữu đều đảm nhận những trọng trách quan trọng.
Soạn Câu 2 ngắn nhất
Chặng đường Tố Hữu gắn với từng chặng đường của cách mạng:
– 1937-1946: tập thơ “Từ ấy” – đánh dấu chặng đường đầu tiên khi nhà thơ bước vào hàng ngũ cách mạng
– 1946-1954: tập thơ Việt Bắc – cuộc kháng chiến chống Pháp
– 1955-1961: tập thơ “Gió lông”- nỗi đau cha ông, ân tình cách mạng
-1962-1977: tập thơ “Ra trận” và tập thơ “Máu và hoa”- khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt.
– Sau 1977: tập thơ “Một tiếng đàn”- chiêm nghiệm về lẽ sống cuộc đời.
Soạn Câu 3 ngắn nhất
Nói thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị vì:
– Tính chính trị:
+ Thơ Tố Hữu luôn mang đến một tâm hồn lớn, tâm hồn của cộng đồng, luôn hướng đến cái chung với những lẽ sống, niềm vui lớn lao và công cuộc đấu tranh của dân tộc
+ Thơ Tố Hữu luôn tập trung vào đời sống, tập trung vào những sự kiện lịch sử chính của dân tộc.
– Tính trữ tình: Thể hiện qua giọng thơ tâm tình, đằm thắm và chân thành
Soạn Câu 4 ngắn nhất
Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được thể hiện:
– Thể thơ thường dùng: thể thơ lục bát; thể thơ thất ngôn.
– Ngôn ngữ: Sử dụng chất liệu ngôn ngữ đời thường, cách nói dân gian, kết hợp sự phong phú trong nhạc điệu của tiếng Việt, diễn tả được nhiều cảm xúc khác nhau.
Số 7: Soạn bài Việt Bắc lớp 12 giáo án
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1):
– Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Cuộc đời ông tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng và đứng trong hàng ngũ của Đảng:
+ Mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi.
+ Tuổi trẻ tham gia vào nhiều phong trào cách mạng, nhiều lần bị giặc bắt giữ. Tuy vậy ông vẫn vượt ngục và tiếp tục tham gia cách mạng.
+ Ông giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Câu 2 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1):
Sự gắn bó của những chặng đường thơ Tố Hữu với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
+ Tập thơ Từ ấy, đánh dấu con đường đi đến cách mạng của Tố Hữu, nhà thơ như bừng tỉnh sau đêm dài nô lệ khi được tiếp xúc với ánh sáng cách mạng “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim”.
Tập thơ này gồm 72 bài thơ chia làm 3 phần: “Máu lửa” viết trong thời kì mặt trận dân chủ; “xiềng xích” sáng tác khi nhà thơ đang bị bắt bớ, tù đày đã thể hiện niềm yêu đời thiết tha và khát khao cống hiến cho cách mạng; “Giải phóng” được nhà thơ viết khi đã vượt ngục thành công, ca ngợi những ngày đầu tự do của nước Việt Nam mới.
+ Tập thơ Việt Bắc viết về những ngày tháng gian khổ mà hào hùng nơi chiến khu với những con người kiên trung, bất khuất, với tình cảm quân dân như cá với nước.
+ Tập thơ Gió lộng viết về những ngày tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, và chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Nhà thơ đau xót khi đất nước bị chia cắt đôi miền.
+ Tập thơ Ra trận, Máu và hoa lại là âm vang hào hùng của bước đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, là khí thế, sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam và cuối cùng là tin vui thắng trận, bắc nam sum họp một nhà.
+ Tập thơ Một tiếng đờn, Ta với ta lại được viết khi đất nước đã thống nhất, là tập thơ đánh dấu bước chuyển mới trong phong cách thơ của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 3 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):
Thơ Tố Hữu có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chính trị.
– Tính trữ tình được thể hiện ở những phương diện như:
+ Trữ tình là đặc trưng của thơ nói chung, thể hiện trong giọng thơ, âm điệu, ngôn từ, hình ảnh, cách ví von, so sánh,…
+ Thơ Tố Hữu chứa chan những tình cảm ấm áp nghĩa tình, những tình cảm tự nhiên mà đầy sâu lắng, xúc động.
– Tính chính trị được thể hiện ở những phương diện như:
+ Nội dung chính trong những tác phẩm của Tố Hữu là hướng đến những sự kiện lớn, có ý nghĩa với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Những tình cảm lớn lao như tình yêu quê hương tổ quốc, tình đồng chí, đồng bào,..
+ Tố Hữu lấy cảm hứng từ chủ đề lịch sử-dân tộc, vì vậy hiếm khi thấy xuất hiện những tình cảm cá nhân, riêng tư trong thơ ông, mà ta thường thấy những tình cảm cộng đồng.
Câu 4 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):
Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật của thơ Tố Hữu thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
– Ta nhận thấy rõ nét nhất là ở thể thơ lục bát mà Tố Hữu hay sử dụng. Nhà thơ vận dụng tài tình thể thơ truyền thống này của dân tộc để diễn tả những tình cảm mới của thời đại mới. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy âm vang những câu ca dao, dân ca, những vần thơ Kiều đầy trìu mến.
– Ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng cũng là thứ ngôn ngữ thân quen, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày vì thế cho nên dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.
– Nhà thơ cũng thường xuyên sử dụng cấu tứ đối đáp quen thuộc trong ca dao xưa, khiến lời thơ như những lời đối đáp đầy dịu dàng, trìu mến.
– Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam cũng được Tố Hữu đưa vào thơ của mình.
Luyện tập
Câu 1 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):
Bài thơ Khi con tu hú:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Bài thơ thể hiện niềm phẫn uất khôn nguôi của nhà thơ trước cảnh tù đày. Vượt lên trên hoàn cảnh bị cùm kẹp đó, nhà thơ vẫn khao khát yêu đời, khát khao sống, khát khao được cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Bài thơ mở ra với âm thanh đầy tự do của tiếng chim tu hú. Ngồi trong nhà lao, nhà thơ chỉ có thể nghe được âm thanh, nhưng từ thanh âm trong trẻo ấy đã mở ra một thế giới tự do đầy sống động trong tâm tưởng người thanh niên trẻ. Tố Hữu nhớ về cuộc sống tự do nếu không có song sắt nhà tù, về một vụ mùa bội thu, về vườn trái cây trĩu quả, về sân phơi đầy thóc, về một cuộc sống no ấm đủ đầy. Âm thanh chim tu hú mang đến những mơ tưởng đẹp đẽ, nhưng cũng chính âm thanh đó làm nhà thơ chợt tỉnh mộng. Hiện tại nhà thơ vẫn đang bị giam cầm, không thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp kia. Âm thanh đánh thức nhà thơ, để biến giấc mơ thành hiện thực.
Câu 2 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):
Ý kiến của Xuân Diệu đã khẳng định lại tính chất thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu, như đã trình bày ở phần trên như sau:
– Tính trữ tình được thể hiện ở những phương diện như:
+ Trữ tình là đặc trưng của thơ nói chung, thể hiện trong giọng thơ, âm điệu, ngôn từ, hình ảnh, cách ví von, so sánh,…
+ Thơ Tố Hữu chứa chan những tình cảm ấm áp nghĩa tình, những tình cảm tự nhiên mà đầy sâu lắng, xúc động.
– Tính chính trị được thể hiện ở những phương diện như:
+ Nội dung chính trong những tác phẩm của Tố Hữu là hướng đến những sự kiện lớn, có ý nghĩa với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Những tình cảm lớn lao như tình yêu quê hương tổ quốc, tình đồng chí, đồng bào,..
+ Tố Hữu lấy cảm hứng từ chủ đề lịch sử-dân tộc, vì vậy hiếm khi thấy xuất hiện những tình cảm cá nhân, riêng tư trong thơ ông, mà ta thường thấy những tình cảm cộng đồng.
Số 8: Soạn bài Việt Bắc phần 1 ngắn gọn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:
– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
– Hoàn cảnh xuất thân: sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, chính cha mẹ là người truyền cho Tố Hữu tình yêu tha thiết với văn học – dân gian, điều này ảnh hưởng đến đặc điểm thơ Tố Hữu đậm đà phong vị ca dao, dân ca.
– Cuộc đời:
+ Tham gia cách mạng từ rất sớm.
+ 1945 Tố Hữu là Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ → 1986 Tố Hữu liên tục giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước
+ Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
– Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của văn nghệ cách mạng Việt Nam.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng Việt Nam:
- Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
– Vị trí: là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu
– Gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
* Máu lửa
– Hoàn cảnh sáng tác: thời kì mặt trận dân chủ.
– Nội dung:
+ Tâm sự của thanh niên đang băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời.
+ Tấm lòng cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội.
+ Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh.
* Xiềng xích
– Hoàn cảnh sáng tác: những bài sáng tác trong nhà lao lớn ở Trung Bộ, Tây Nguyên.
– Nội dung:
+ Thể hiện tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do.
+ Là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục chiến đấu ngay trong hoàn cảnh lao tù.
* Giải phóng
– Hoàn cảnh sáng tác: từ khi Tố Hữu đã vượt ngục đến với ngày đầu giải phóng vĩ đại của dân tộc.
– Nội dung: ca ngợi thắng lợi của cách mạng, ca ngợi nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, khẳng định niềm tin vững chắc vào chế độ mới.
- Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954)
– Hoàn cảnh sáng tác: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì.
– Nội dung:
+ Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
+ Thể hiện tình cảm lớn, sâu đậm như tình quân dân, tình cảm tiền tuyến hậu phương.
- Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)
– Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, miền Bắc khôi phục chế độ kinh tế và tiến lên CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Nội dung:
+ Ghi sâu ân tình cách mạng đã hồi sinh những cuộc đời trong bóng tối.
+ Miền Bắc bước vào cuộc sống mới, tràn đầy niềm vui.
+ Tình cảm thiết tha, sâu sắc với miền Nam ruột thịt
- Hai tập thơ Ra trận; Máu và hoa
– Hoàn cảnh sáng tác: cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Nội dung:
+ Tập Ra trận là bản anh hùng ca về miền Nam trong lửa đạn sáng ngời.
+ Tập Máu và hoa ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của quê hương, xứ sở cũng như của mỗi con người Việt Nam mới.
- Tập thơ Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)
– Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ xây dựng và đổi mới.
– Nội dung:
+ Thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.
+ Nhà thơ vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng.
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.
– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.
– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.
– Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.
– Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.
– Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện:
– Thể thơ: Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống dân tộc như thơ lục bát, thơ thất ngôn.
– Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt quen thuộc với dân tộc.
– Phát huy cao độ tính nhạc trong tiếng Việt, sử dụng từ láy tài tình, thanh điệu và các vần thơ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tự chọn bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích để phân tích
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Nhà thơ Xuân Diệu nhận định về thơ Tố Hữu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ trữ tình”. Nói một cách khác, theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Điểu này cũng dễ hiểu bởi Tố Hữu là một thi sĩ chiến sĩ. Ông sáng tác thơ ca nhằm mục đích trước hết là để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho những nhiệm vụ cách mạng. Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp của một cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.
Số 9: Soạn bài Việt Bắc phần 1
Phần 1: Tác giả
Câu 1: Vài nét về tiểu sử.
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên – Huế
– Thân sinh là nho nghèo, thân mẫu là con một nhà nho, thuộc và hát dân ca rất hay.
– Năm 13 tuổi: Học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
– 1938 ông được kết nạp Đảng.
– Cuối tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt giam.
– Tháng 3-1942: vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
– Cách mạng tháng Tám 1945: Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
– 1947: Ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
– Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: Giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Năm 2002: Qua đời.
Câu 2: Đường cách mạng, đường thơ
1.Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.
- “Việt Bắc”(1946-1954): Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc. Gồm 27 bài.
- “Gió lộng” (1955-1961): Sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Gồm 25 bài.
- “Ra trận” (1962-1971), gồm 34 bài, “Máu và hoa” (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng, đổi mới.
Câu 3:
– Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
– Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
Ví dụ: Việt Bắc gắn liền với cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 4:
Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc:
+ Về thể thơ: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ) ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cach nói quen thuộc với dân tộc, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt
Số 10: Soạn bài Việt Bắc lớp 12 phần 1
1. Tiểu sử tác giả Tố Hữu
Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại thị xã Hội An (tỉnh Quảng Nam), quê ở làng Phù Lai (nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Năm 1937, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và từ đó hoàn toàn hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.
Tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa, lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố Huế nơi đầu não của bộ máy chính quyền phong kiến.
Trong hai cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2. Sự nghiệp văn học của nhà thơ Tố Hữu
a) Con đường thơ của Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu đã sáng tác được nhiều tập thơ, bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp của mình, trong đó phải kể đến: Từ ấy (bao gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng), tập thơ Việt Bắc,…
- Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng bước vào một giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất đất nước. Thơ Tố Hữu vẫn bám sát những bước đi và nhiệm vụ của cách mạng, của đời sống chính trị trên đất nước ta.
- Thơ Tố Hữu những năm chống Mĩ cứu nước mang đậm tính chính luận và cảm hứng sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng hùng ca, tập trung thể hiện hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam.
b) Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.
- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.
- Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, kết tục truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại; gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 10 mẫu soạn bài Việt Bắc phần 1 chi tiết nhất đến các bạn học sinh chuẩn bị cho các kì thi. vcreme.edu.vn hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích, giúp cũng cố kiến thức cho các bạn học sinh lớp 12.