Top 35 bài văn giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công hay nhất

Trong dân gian có rất nhiều những câu tục ngữ của cha ông khuyên dạy. Trong đó câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công. Đặc biệt rất đúng trong thời buổi xã hội hiện nay sự cạnh tranh sự thay đổi diễn ra liên tục thì việc thất bại là gần như rất dễ xảy ra. Nếu bạn không tiếp tục cố gắng mà chán nản thì gần như không có cơ hội chiến thắng. Hôm nay vcreme.edu.vn sẽ tổng hợp Top 35 bài văn giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công hay nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mục lục

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ của thành công

Mở bài

  • Nhận định: Trong hành trình bước tới thành công, có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp.
  • Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công”: câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người.

Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

  • Thất bại: làm việc hỏng, gặp khó khăn khi làm việc, chưa đạt được mục đích đề ra.
  • Thành công: đạt được mục tiêu đã đề ra
  • Mẹ: những bài học, kinh nghiệm được rút ra từ thất bại.

=> Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại là bài học, kinh nghiệm để con người đạt được mục tiêu, vươn tới thành công.

Ý nghĩa

  • Con đường ta đi thường phải qua những khúc cua, con dốc, đèo cao… Đường đời, đường tới mục tiêu cũng không chỉ có bằng phẳng, thuật lợi mà còn có những khó khăn, thử thách, thậm chí là hiểm nguy…
  • Thành công không dễ dàng có được mà phải chinh phục được tất cả những khó khăn, thử thách, hiểm nguy.
  • Người vừa gặp thất đã vội bỏ cuộc, không cố gắng rút ra bài học, kinh nghiệm để tiếp tục hành trình chinh phục mục tiêu thì chắn chắn sẽ thất bại.
  • Ngược lại, biết suy ngẫm, phân tích đúng – sai, ưu điểm – hạn chế để rút ra bài học, kinh nghiệm và tiếp tục hành trình hướng tới thì sẽ thành công.
  • Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình…

Chứng minh

  • Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len nổi tiếng thế giới.
  • J.K Rowling, tác giả của Harry Porter trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới, bà đã từng có cuộc sống vô cùng khổ sở: ly dị chồng, một mình nuôi con, túng thiếu mọi bề.
  • Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) từng bốn lần thi trượt đại học, không tiền, không nhà không nghề nghiệp ở tuổi 22 nhưng giờ là một trong những người thành đạt ở Việt Nam (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao đễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

Phê phán

  • Phê phán những người tự ti, dễ bỏ cuộc, không nhận thức được chính mình.
  • Hậu quả: họ sẽ mãi sống trong sợ hãi, không dám làm bất cứ việc gì hết sức mình.

Bài học nhận thức và hành động

  • Bài học nhận thức:
  • Tự nhận thức và ý thức về thất bại của bản thân, lấy nó làm nền tảng để xây đắp những viên gạch thành công.
  • Có lòng kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão, chiến thắng nỗi sợ bản thân.
  • Bài học hành động: nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân; khắc phục những hạn chế và phát huy ưu điểm của bản thân.

Kết bài

  • Khẳng định: Câu tục ngữ là lời khẳng định, lời khuyên vô cùng bổ ích đặc biệt là với những ai đang trên hành trình chinh phục mục tiêu.
  • Mỗi người cần nhìn nhận thất bại một cách sáng suốt, tỉnh táo và lạc quan để hướng về tương lai tốt đẹp.

Top 35 bài văn giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công hay nhất

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu 1

Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì thất bai sẽ giúp chúng ta học được nhiều điều hơn. Ngay từ khi còn bé, chúng ta cũng đã từng thất bại khi loay hoay chơi: xếp các mảnh gỗ lên cao nhưng cứ bị đổ, làm những tháp bằng cát bên bãi biển mà không thể nào cao bằng bạn mình, lắp ghép hình mà lúng túng mãi không được, tập đi xe đạp mà bao nhiêu lần xe đổ và ngã,…

Rồi khi đi học: tập viết mãi mà không đẹp, làm toán mà cứ bị nhầm rồi bị điểm kém, đọc cứ vấp mà chưa đúng hoặc chưa diễn cảm, thi vào trường THPT mà mình mong muốn mà không đủ điểm, thi trượt đại học,…

Như vậy thất bại có thể chỉ đơn giản là muốn thực hiện tốt điều gì đó mà không được. Nói như thế để biết rằng: ngay từ bé chúng ta đã liên tục gặp thất bại.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Chúng ta cần để ý đến những lần thất bại của con và thay bằng việc nặng lời với con thì nên động viên giúp đỡ. Luôn để con hiểu rằng: “Thất bại xảy ra là chuyện bình thường…cũng như chuyện vấp ngã, con có thể đứng dậy và đi tiếp”. Thậm chí chúng ta có thể kể những câu chuyện thất bại của chính chúng ta để con hiểu rằng, bố mẹ cũng đã từng thất bại và ai cũng có thể gặp những thất bại. Mỗi thất bại đều cần phải rút ra bài học. Chính việc rút ra bài học cho bản thân sau thất bại sẽ mang ý nghĩa “thất bại là mẹ thành công”.

Thất bại cho chúng ta thấy những điều còn thiếu để đủ đi tới thành công.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công –  Bài số 2

Quả thực, trong cuộc sống, sẽ không tránh khỏi những vấp ngã, những tuyệt vọng khi thất bại, thế nhưng, điều quan trọng, là con người ta có biết đứng lên và lấy đó làm bài học để đi đến thành công hay không? Do đó, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Thất bại là mẹ thành công” để răn dạy con cháu muôn đời.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu, “thất bại”, “thành công” có nghĩa là gì? “Thất bại” là sự vấp ngã, không đạt được những gì như mong muốn, khiến con người ta buồn bực, nản. Ngược lại, “thành công” lại là những thành tựu, những kết quả như mong ước, khiến ta vui vẻ, hạnh phúc. Ở đây, “thất bại” được so sánh với “mẹ thành công” , khi nhắc đến “mẹ”, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến người quan trọng trong cuộc đời ta, cho ta cuộc sống, chăm sóc, dìu dắt ta. Vậy nên khi nói “thất bại là mẹ thành công”, có lẽ, thế hệ trước muốn nhắn nhủ với thế hệ sau về vai trò, ý nghĩa của sự thất bại trong cuộc đời của mỗi người. Thất bại không phải là điều gì xấu hay bản thân ta kém cỏi mà chính nó sẽ là những kinh nghiệm, những bài học sâu sắc để giúp ta đạt được thành công sau này. Lời nhắn nhủ mới sâu sắc mà ý nghĩa làm sao. Dù là quá khứ, hiện tại, hay tương lai, nó vẫn luôn mang đậm tính đúng đắn.

Tại sao lại vậy? Đầu tiên, phải hiểu rằng, cuộc đời mỗi người không bao giờ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công cũng chẳng trải đầy hoa hồng, bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc, đôi khi ta cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách, hơn hết là thất bại khiến ta nản lòng hay tuyệt vọng. Thất bại là những gì mà chí ít mỗi người sẽ phải đối mặt ít nhất một đến vài lần trong cuộc đời. Không đạt được điểm cao trong kì thì, nấu một món ăn không thành công, không hoàn thành đúng mục tiêu mà công việc đề ra,…đó là những điều dù lớn hay nhỏ, nhưng với từng người, sự thất bại sẽ đều khác nhau. Do đó, trước những sự thất bại ấy, chẳng nhẽ ta sẽ chấp nhận và từ bỏ hay sao?

Tiếp đến, mỗi thất bại sẽ mở ra con đường để đi đến thành công. Thật vậy, khi ta không đạt được một điều gì như mong muốn, chính những sự sai sót, thiếu thốn trong quá trình thực hiện ấy sẽ là kinh nghiệm sâu sắc để ta rút ra trong những lần thử nghiệm tiếp theo. Chẳng hạn, khi bạn nướng một chiếc bánh, lần đầu tiên bạn thực hành, chiếc bánh ấy bị khét, bạn sẽ hiểu được rằng cần phải giảm nhiệt độ thấp hơn và lần tiếp theo bạn thử lại, bạn sẽ khắc phục được điều ấy, kể cả có trải qua bao nhiêu lần thử nữa, chẳng phải cuối cùng sẽ có lúc bạn có được một chiếc bánh hoàn chỉnh hay sao? Trước mỗi thất bại, nếu chỉ biết nản chí, thất vọng về bản thân và cho rằng mình thật kém cỏi thì vĩnh viễn ta cũng chẳng thể nào có thể đạt được thành tựu trong cuộc sống, luôn tự ti về bản thân, sợ hãi, nhút nhát trước mỗi khó khăn . Nếu điều đó là đúng thì có lẽ vĩnh viễn Thomas Edison cũng chẳng phát minh ra được bóng đèn sợi đốt để chúng ta sử dụng hôm nay sau khi trải qua hàng nghìn lần thất bại, hay có lẽ Walt Disney cũng chẳng thể trở thành một ông trùm hãng phim hoạt hình nổi tiếng như vậy khi trước đó từng bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả”,…Vậy nên, họ hay chúng ta, ai cũng sẽ phải trải qua sự thất bại nào đó, nhưng thay vì tỏ ra đau đớn khi cuộc đời “ném đá” vào bạn, tại sao không đứng lên, lấy những vết sẹo ấy làm hành trang để tiếp tục bước tiếp?

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Đừng coi những thất bại như tảng đá lớn chắn ngang con đường đi đến thành công của ta mà hãy coi đó là ngọn đèn để soi sáng con đường ấy. Muốn vậy, con người ta cũng cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, vì nếu chấp nhận thất bại để bước tiếp mà không có sự kiên trì thì cũng sẽ dễ dàng bỏ cuộc. tiếp đến là phải tự tin,tin tưởng vào chính khả năng của bản thân mình, luôn lạc quan, dũng cảm đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Tránh cảm giác tự ti, bi quan, dễ từ bỏ thì nó sẽ không giúp bạn khá lên mà thậm chí sẽ đẩy bạn xuống hố sâu của tuyệt vọng và thất bại.

Cuộc sống cũng vậy, sẽ có những thất bại, nhưng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Văn mẫu số 3

Có ai đó đã từng nói rằng: “Những người thành công không sợ thất bại. Họ hiểu rằng thất bại là cần thiết để học hỏi và đi lên từ đó”. Cũng đồng quan điểm với ý kiến trên, ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ thành công” – câu tục ngữ đã để lại cho mỗi người bài học sâu sắc trong cuộc sống.

“Thất bại và thành công” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập nhau. Thất bại là những lần ta vấp ngã, những lần ta không đạt được kết quả như mong muốn trong học tập, công việc hay cuộc sống. Ngược lại, thành công là khi chúng ta đạt được những điều mình mong muốn, hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra trong học tập, công việc. Đối với hình ảnh “mẹ” chính là người phụ nữ đã sinh chúng ta ra đời, nuôi nấng và dạy dỗ cho chúng ta những nhiều bài học. Như vậy cách nói “thất bại là mẹ thành công” nhằm khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.

Thật vậy, trong cuộc đời, ai mà chẳng một lần nếm trải cảm giác thất bại. Vốn dĩ chẳng ai là quá giỏi giang, hoàn hảo để có thể dễ dàng đạt được thành công. Nhưng khi thất bại con người cần phải đối mặt như thế nào mới là tốt nhất? Có người lựa chọn bỏ cuộc ngay khi gặp phải thất bại. Họ giống như những chú chim nhỏ nhút nhát không dám bay khỏi chiếc tổ an toàn để khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Có người lại dũng cảm đương đầu. Khi thất bại họ luôn suy nghĩ và tìm cách giải quyết chứ không trốn tránh. Trong quá trình đối mặt với điều ấy, họ tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó, con đường đến với thành công cũng gần hơn.

Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn khi đặt hai khái niệm vốn đối lập nhau trong một mối quan hệ nhân quả. Nhưng thực chất, nó nhằm khuyên răn con người cần có thái độ đúng đắn trước thất bại của chính mình. Không nên dễ dàng nản chí mà đánh mất đi những cơ hội vươn tới thành công. Chẳng phải trong lịch sử, chúng ta từng biết đến cái tên Henry Ford – nhà sáng lập ra một trong những công ty ô tô thành công nhất mọi thời đại. Bản thân ông trước khi có được thành công cũng đã phải trải nhiều thất bại. Năm 1899, ông thành lập “Công ty ô tô Detroit” nhưng chẳng bao lâu đã bị phá sản. Năm 1901, ông tiếp tục thành lập “Công ty Henry Ford” và cũng bị phá sản. Nhưng ông không từ bỏ mà coi đó là động lực để tiếp tục sáng lập “Công ty Ford Motor”. Chẳng phải kể đến những con người nổi tiếng khắp thế giới. Bản thân mỗi chúng ta cũng đều có thể gặt hái được thành công từ sự thất bại. Một đứa trẻ đang trong quá trình tập đi có thể bị vấp ngã. Nhưng nếu biết đứng lên và bước tiếp, sau một thời gian, nó sẽ tự bước đi được trên đôi chân của mình. Một học sinh khi gặp phải một bài toán khó, lần đầu tiên giải sai, nhưng sau đó biết nhận ra và bình tĩnh tìm một phương pháp đúng đắn hơn đến cuối cùng sẽ giải được bài toán…

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” quả thật là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Mỗi người hãy lấy đó là kim chỉ nam cho mọi bước đi trong cuộc sống sau này.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài mẫu số 4

Tục ngữ là kho báu trí tuệ dân gian. Có biết bao bài học sâu sắc ta tìm thấy trong tục ngữ. Câu ” Thất bại là mẹ thành công” vẫn được nhiều người nhắc đi nhắc lại trong cuộc đời để tự động viên mình vươn lên.

Hai chữ ” thất bại” và “thành công” trong câu tục ngữ tương phản nhau. “Thất bại” được nhân nhóa thành “mẹ”; con người ấy là “thành công” do người mẹ “thất bại” sinh ra. Ông cha ta đã có một cách nói quá thật sắc, thật gọn, thật hay để nêu lên một bài học quý báu khuyên mọi người đừng ngã lòng. nản chí mà phải bền gan, bền chí, quyết tâm vươn lên sau mỗi lần thất bại. Thành công là hệ quả được tìm thấy trong bài học thất bại

Trong cuộc sống, ta luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Bắt tay vào làm một công việc mới ai cũng cảm thấy ” Vạn sự khởi đầu nan”. Trong học tập, lao động, chiến đấu,… ta phải đối diện với bao cái khó, ngay những người thông minh, tài trí cũng thế. Có cái khó, ta tìm được cách để vượt qua. Nhưng cũng có cái khó làm ta thất bại.

Có người bị thất bại thì nản chí, hoang mang, trở nên bi quan, tiêu cực. Nhưng cũng có người, sau mỗi thất bại, mỗi lần ngã đau, họ đã dũng cảm đứng lên, dám nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh táo tìm ra nguyên nhân thất bại, để ý chí, quyết tâm được nâng cao hơn bao giờ hết. Trước mọi thất bại, không nên cay cú, nóng vội, không được chủ quan mà càng phải thận trọng. Bài học thất bại là bài học cay đắng ở đời, ta cần phải biết bình tĩnh, sáng suốt tìm ra được phương pháp để giành được thành công mới, thắng lợi mới. Sự lớn lên ấy là chân lí mà ta đã tìm được qua câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công”.

Có thất bại trong chiến đấu phải trả bằng xương máu. Có thất bại làm ăn phải tốn nhiều của cải. Có thất bại làm hao mòn trí lực, danh dự, thời gian,…. Mỗi một thất bại là một quả đắng ! Có thành công nào mà không hề gặp khó khăn, không hề trải qua ít, nhiều thất bại ? Phải đồ nhiều công sức, mồ hôi, tâm huyết, thời gian,….. ta mới làm nên trái hạnh phúc ngọt ngào. Câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công” dạy ta bài học làm người, làm người chân chính, con người có nghị lực, có bản lĩnh, có niềm tin…

Đọc tiểu sử các vĩ nhân, ta càng thấy rõ những cống hiến của họ cho nhân loại là sự kết tinh của tài năng và ý chí chiến thắng khó khăn, thử thách. Sau hơn một thế kỉ chiến đấu và hy sinh anh dũng lớn lao, nhân dân ta mới làm nên Cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30.4.1975 giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong đời học sinh mỗi chúng ta cũng vậy, sau mỗi bài tập, bài kiểm tra, sau mỗi kì thi ai cũng cảm thấy ” lớn lên” tự tin hơn, càng thấm thía lời dạy bảo của ông cha : “Thất bại là mẹ thành công”

Cụ Phan Bội Châu ( 1867-1940) là nhà cách mạng vĩ đại, là nhà thơ lỗi lạc của đất nước ta đầu thế kỉ XX đã có bài thơ : “Thất bại là mẹ thành công” gồm 30 câu thơ, mỗi câu thơ có 4 chữ, viết năm 1926, giản dị mà sâu sắc vô cùng :

 ……..” Càng nhiều thất bại 

Càng chắc thành công

Xin chớ ngã lòng 

Xin càng bền chí

Ngã rồi liền dậy…”

Đọc bài ” Cha tôi” của Đặng Huy Trứ, ta càng thấm thía bài học “Thất bại là mẹ thành công”; trong thất bại phải nỗ lực, phải bền chí vươn lên.

Trong cuộc sống, ta phải táo để giảm bớt mọi thất bại. Nhưng phải dũng cảm trước mọi rủi ro, thất bại. Phải học tập để nanang cao trí tuệ, phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh để khắc phục khó khăn thử thách, vươn lên giành nhiều thắng lợi. Câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công” không chỉ cổ vũ chúng ta dũng cảm đứng vững trước thử thách mà còn nhắc nhở mỗi người gần ca ” Thắng không kiêu, bại không nản”. Trên con đường học tập đi tới ngày mai của tuổi trẻ, những câu tục ngữ ấy, bài học ấy là vô giá.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu số 5

Cuộc sống có muôn vàn khó khăn và gian nan vất vả mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vượt qua nó và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, khi chúng ta vấp ngã không nên nản chí mà hãy đứng dạy và tiếp tục cố gắng bởi đúng như câu tục ngữ này đã nói : “thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ trên đã nhắc nhở mỗi chúng ta khi thất bại không nên nản chí mà hãy tiếp tục phấn đấu để chinh phục được nó, nghĩa đen của nó nói lên thất bại là mẹ của thành công, qua nghĩa đen muốn thể hiện đó là thất bại là người mẹ, thành công là người con, muốn thành công thì cần có người mẹ thất bại để ra nó. Nhưng ý nghĩa của câu nói này để lại cho chúng ta vô cùng to lớn và mang ý nghĩa quan trọng đang nhắc nhở chúng ta cần phải có thái độ sống tốt và đúng đắn hơn, cuộc đời phúc tạp và vô cùng khó khăn chính vì vậy thất bại là nền tảng là động lực để chúng ta cố gắng vượt qua tất cả.

Truyền thống quý báu này đã xuất hiện từ xưa đến nay nó như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải có thái độ đúng đắn trước những giông tố của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta vô cùng phức tạp và để làm được điều mà chúng ta đã hàng mơ ước, thì chúng ta cần phải làm nên được những điều có giá trị cần thiết và nó có ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu thử thách luôn đang dành ật và ập đến mỗi ngày, nhưng chúng ta biết đứng vững trên đôi chân của mình, vượt qua mọi thử thách và khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được những điều tuyệt vời và có ý nghĩa nhất mà cuộc sống này đem tặng cho mỗi người, những giá trị niềm tin và sức sống của mỗi người đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và có giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi con người giá trị về niềm tin và sự vững chắc bước trên đôi chân của mình ngày phải được cải thiện và nó sẽ phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

Những giá trị đó không chỉ làm cho chúng ta có niềm tin hơn về chính cuộc sống này, mà nó đem lại những điều tốt lành và tuyệt vời nhất, như những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì nhiều chuyện trong cuộc sống quá phức tạp chúng ta thường nản chí, và bị hoang mang trước những điều đó, nhưng rồi, phải cố gắng vượt qua được nó chúng ta mới cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn, khi chúng ta đặt ra niềm tin và những điều có giá trị vào trong chính cuộc đời này, thì điều đó góp phần nên những điều tuyệt vời nhất. Nó là động lực cho chúng ta cố gắng, là nguồn cổ vũ tinh thần cho mỗi chúng ta, bởi không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên, chúng ta phải làm nên được tất cả những điều có giá trị và ý nghĩa trong cuộc sống có như vậy cuộc đời của mình mới thực sự có ý nghĩa và chúng ta trở thành những con người mạnh mẽ và có giá trị hơn.

Mỗi ngày chúng ta nên rèn luyện những điều tốt lành nhất cho chính bản thân mình, từ đó làm nên những điều vô cùng lớn lao và nó để lại những bài học to lớn cho mỗi người, những giá trị niềm tin và những động lực bước qua mọi khó khăn mà thử thách đang bao vây trong cuộc đời của mình, bước qua những khó khăn đó chúng ta cảm thấy cuộc đời của mình mạnh mẽ và chúng ta trở thành những con người kiên trì. “ Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”  quả đúng như vậy trên con đường thành công chúng ta cần phải bỏ thời gian công sức để rèn luyện từ đó tạo dựng cho mình nền tảng vững chắc để dám đối mặt với vô vàn những gian nan vất vả đang bủa vây chính mình.

Những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nếu chúng ta biết rèn luyện và tạo cho mình nhiều thói quen tốt hơn thì cuộc sống này sẽ chứa tran những điều vô cùng có ý nghĩa và nó có nhiều giá trị nhất, cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ ngày càng được nâng cao và cải thiện nhiều hơn. Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã để lại cho con người những bài học quý giá và cần thiết nhất, khi bước trên đường đời họ không cảm thấy bỡ ngỡ và khi gặp khó khăn họ không hề sợ bị thất bại, bởi thất bại chính là mẹ thành công, thất bại sẽ để lại cho họ những bài học kinh nghiệm quý báu để họ không bao giờ mắc phải nó nữa.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người luôn luôn kiên trì vượt qua mọi thử thách của cuộc sống nhưng lại có những người khi gặp khó khăn họ nản chí, và thất bại làm cho họ không muốn tiếp tục cố gắng nữa đây là những con người không kiên trì.

Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, và không sợ thất bại bởi thất bại chính là động lực và nền tảng để chúng ta tiếp tục cố gắng để chinh phục những khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt mình.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài văn số 6

Trong cuộc sống của mỗi người không thể tránh khỏi những lần vấp ngã và thất bại. Nhưng điều quan trọng là sau mỗi thất bại đó bạn rút ra được bài học gì cho mình mới là quan trọng. Chẳng vì thế mà các cụ ta đã từng dạy con cháu một câu vô cùng thấm thía “Thất bại là mẹ thành công”.

Đây được coi là một câu nói mang một hàm nghĩa vô cùng sâu sắc chứa đựng một bài học kinh nghiệm to lớn mà cha ông đã từng đúc kết bao nhiêu thế hệ. Tuy chỉ có 6 từ thôi nhưng lại khiến cho chúng ta suy ngẫm không thôi. Trước hết ta cần phải hiểu thất bại là gì? Thất bại là những vấp ngã, những sai trái mà ta gặp phải trên đường đời. Còn thành công đó chính là những thành quả ngọt ngào mà con người gặt hái được nhờ sự cố gắng và phấn đấu của bản thân mình. Câu nói này có hai vế tưởng chừng như đối lập nhau thành công – thất bại. Nhưng nó lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau. Thất bại chính là mẹ của thành công. Có nghĩa là để đi đến thành quả ngọt ngào con người sẽ phải trải qua rất nhiều những lần vấp ngã và sai lầm. Thất bại gục ngã chính là những bài học xương máu để giúp con người gặt hái quả ngọt nhanh và bội thu hơn.

Thật vậy, trong cuộc sống của con người không phải ai cũng dễ dàng đạt được thành công cho riêng mình. Không nói đến những con người có bệ đỡ vững chắc thì hầu hết mỗi chúng ta đều phải trải qua một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ để đi đến đỉnh vinh quang. Ngạn ngữ phương Tây có câu “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó khẳng định một điều rằng tất cả những gì con người đạt được đều phải trải qua những đau khổ chông gai. Bằng chứng có thể kể đến đó là tấm gương của những nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Thomas Edixon nhà vật lí học đã phát minh ra dây tóc bóng đèn. Ông đã trải qua cả ngàn thí nghiệm thất bại nhiều lúc ông đã muốn bỏ cuộc vì chán nản thế nhưng nhờ sự kiên trì cống hiến không biết mệt mỏi của mình ông đã tìm ra ánh sáng cho cả nhân loại. Nếu như không có những lần thất bại đó thì có lẽ con người vẫn còn phải chịu màn đêm tối tăm thêm một thời gian rất dài nữa, và cũng có lẽ loài người sẽ phải hứng chịu thêm rất nhiều những biến cố chứ không được một cuộc sống như ngày nay. Hay nhân vật ông họa sĩ già trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của Ohen- ri. Ông cụ đã trải qua rất nhiều những thất bại của nghề nghiệp, bốn mươi năm nhưng cũng không “bấu đến gấu áo” của nghệ thuật, ông kiếm sống bằng việc ngồi làm mẫu cho các cô cậu sinh viên vẽ tranh. Thế nhưng chính những công việc tưởng chừng vô cùng nhàm chán và vô vị đó đã giúp ông tìm được chân lí của nghệ thuật. Để ông tạo nên một kiệt tác để đời mang tên “chiếc lá cuối cùng”. Nó không chỉ thức dậy đam mê nghệ thuật, sự khát sống mãnh liệt trong cô gái trẻ Giôn –xi mà hơn thế nó còn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó là nghệ thuật phải chấp cánh cho ước mơ của con người bay cao và bay xa hơn nữa. Một ngàn lần thất bại trong cuộc đời của ông lão đã tạo nên một trái ngọt tuyệt vời lúc cuối đời của ông. Lay động trái tim của rất nhiều độc giả cũng như đánh thức giá trị đích thực của nghệ thuật mọi thời đại.

Đồng nghĩa với câu tục ngữ trên thì trong kho tàng văn học Việt Nam còn có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” để nói về sự thành công và thất bại. Thành công và thất bại đôi khi nó chỉ cách nhau một bước mà thôi. Và nếu như bạn không bước qua bước cuối cùng đó thì mãi mãi bạn sẽ không nếm được mùi vị ngọt ngào của chiến thắng. Cũng như việc bạn giải một bài toán, ban đầu nó vô cùng khó khăn sẽ có những lúc rơi vào bế tắc hoàn toàn thế nhưng chính sự sai lầm nhiều lần đó sẽ giúp bạn tìm được một hướng đi đúng đắn cho riêng mình. Con người sinh ra không phải ai cũng có cho mình một con đường bằng phẳng để đi mà đôi khi nó còn phải trải qua rất nhiều những gập ghềnh sóng gió cả những lần vấp ngã nhưng hãy luôn tin tưởng rằng chúng ta sẽ vượt qua tất cả bằng niềm tin và ý chí của mình.

Trên thực tế cuộc sống quanh ta cũng có rất nhiều những tấm gương đáng để ta học tập và noi theo. Đó là những anh chị học sinh đã rất nhiều lần thất bại trong việc chinh phục cánh cổng đại học. Thế nhưng chưa bao giờ anh chị nản lòng thậm chí còn càng đặt quyết tâm cao độ để chinh phục nó và trái chín ngọt ngào là những danh hiệu thủ khoa, á khoa tiêu biểu. Không chỉ trong học tập mà ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh cũng có rất nhiều những rủi ro, những lần thất bại đến mức tay trắng. Nhưng nếu bạn không liều lĩnh không đủ ý chí thì có lẽ cả đời bạn sẽ không bao giờ chạm tay được đến đỉnh vinh quang. Chúng ta là những người còn rất trẻ cuộc sống là rất dài và sẽ phải trải qua rất nhiều biến cố nữa. Nhưng chúng ta hãy đừng bao giờ đánh rơi khát vọng của chính mình. Hãy học cách chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh, bởi hoàn cảnh chính là những bước đệm vững chắc nhất để chúng ta chinh phục thử thách.

Câu tục ngữ chứa đựng một bài học sâu sắc mà rất nhiều người chúng ta cần phải suy ngẫm. Thành công và thất bại là hai phạm trù ta sẽ phải gặp rất nhiều lần trong đời, trong đó thất bại sẽ nhiều hơn và khiến bạn nản chí hơn. Song hãy vững bước vững lòng tin bởi một ngàn thất bại bạn gặp sẽ cho bạn một thành công vô cùng ngọt ngào và lí tưởng.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Số 7

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ của thành công”. Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầuthường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thểluôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: “Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Hay như Lê-nin đã nói: “Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”.

Khẳng định “Thất bại là mẹ của thành công” còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân nhưng nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại… Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù “cái giá” mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá “đắt”, nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, lại bị đình chỉ khi học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ýchí học tập”. Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháytúi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được… Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ…, đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vônghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tốquan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình dể tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: “Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó”. Ta cũng hiểu rằng “Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống”.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: “Cuộcsống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu 8

Trong cuộc sống, ai cũng mong muồn sẽ đạt được thành công. Nhưng con đường đến với thành công đầy chông gai, và lắm khi thất bại. Trước những thất bại ấy, ông cha ta đã rút kin nghiệm và đúc rút ra một bài học xương máu, nhắc nhở con cháu mình về con đường hướng tới thành công: Thất bại là mẹ thành công.

Vậy thất bại là gì? Thành công là gì? Thất bại hiểu đơn giản chính là không đạt được những kỳ vọng, khát khao, những vật, những phần thưởng mà mình mong muốn có được. Còn thành công đối lập với thất bại, chính là đạt được thứ mình muốn. Thành công đối với mỗi người mà nói, chính là những mục tiêu khác nhau. Có người đạt được giải thưởng mình mong muốn, chính là thành công, có người làm chủ một công ty, làm ăn phát đạt, chính là thành công, nhưng cũng có người, chỉ cần học được cách làm bánh, làm được một chiếc bánh ngon lành, đó cũng là thành công. Dù ở mức độ nào, việc thành công cũng có một điểm chung, đó là khó lòng đạt được. Rất ít người đạt được thành công ngay trong lần thử đầu tiên, mà thường phải trải qua vô vàn thất bại. Nói thất bại là mẹ thành công, chính là nói phải trải qua thất bại, rút kinh nghiệm, từ đó mới tiến tới thành công được.

Thật vậy, thất bại chính là mẹ của thành công. Bởi lẽ, sau mỗi lần thất bại, chúng ta rút được bài học cho riêng mình. Thất bại luôn luôn có lí do của nó. Và nếu chúng ta nghiên túc nghiên cứu, tìm ra khiếm khuyết, lí do gây ra sự thất bại, sau đó tìm cách khắc phục, sửa đổi, chúng ta sẽ nhanh chóng tìm được sự thành công. Chẳng hạn khi bạn học làm bánh, chiếc bánh bạn nướng ra bị cháy đen. Rút kinh nghiệm từ lần thất bại đó, bạn nghiêm túc đọc làm công thức, kiếm tra các bước làm trước đó để kiếm tìm sai sót, nghiêm túc khắc phục, rồi cẩn thận trong lần sau để tránh lỗi đó. Cứ như thế, thử một vài lần, chắc chắn bạn sẽ làm được một chiếc bánh ngon.

Ngoài ra, thất bại còn rèn cho ta sự kiên trì, không bỏ cuộc. Sau mỗi lần thất bại, nếu ta không gục gã mà tiếp tục đứng lên, liên tục thử đi, thử lại nhiều lần, không sợ hãi thất bại, thì ông trời sẽ trả lại cho chúng ta phần thưởng xứng đáng. Ai cũng biết nhà bác học Ê- đi- sơn là người chế tạo ra chiếc bóng đèn điện, nhưng ít ai biết rằng, trước khi nổi tiếng khắp thế giới, tạo ra bước ngoạt trong lịch sử nhân loại, nhà bác hỏng đã phải thử đi thử lại, thất bại hết lần này đến lần khác, sau hơn năm nghìn lần thất bại ông mới tìm ra vật liệu đặc biệt cho sợi tóc bóng đèn. Thế mới nói, thất bại rèn cho con người sự kiên trì, và chỉ cần một hai lần không bỏ cuộc, thì dù sau đó có gặp thất bại thêm rất nhiều lần, ta vẫn vững vàng bước tiếp.

Thất bại thật sự là mẹ của thành công, cho dù nó không phải con đường ngắn nhất, dễ đi nhất, nhưng nó là con đường chắc chắn sẽ dẫn ta đến với thành công. Trong xã hội hiện nay, con người đang quá vội vàng, khi gặp thất bại, họ rất dễ nản lòng, quên đi mục đích của mình, nhanh chóng tử bỏ. Điều ấy đang cản trở chúng ta đến với thành công. Trước vẫn đề đó, chúng ta chỉ có thể tự rèn luyện bản thân, nâng cao tình thần, nhắc nhở bản thân rằng phải có ý chí vượt qua, vì sau thất bại là thành công đợi phía trước.

Với mỗi học sinh, trên con đường học hành không khỏi có lúc nản lòng trước một bài văn khó, một bài toán không giải được. Nhưng hãy luôn ghi nhớ cho mình câu “Thất bại là mẹ thành công” để nhắc nhở bản thân cố gắng, không được nản lòng. Như thế, những trái ngọt trong việc học tập cũng sẽ đến, đồng thời nó cũng là hành trang cho bản thân mình khi bước ra ngoài cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công –  Bài số 9

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: “Thất bại là mẹ thành công”

Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra.

Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công.

Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tuy vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém, tự ti dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn, vì vậy họ mãi sống trong sợ hãi và không dám làm bất cứ việc gì hết sức mình. Đấy là điều chúng ta cần nhìn nhận và rút kinh nghiệm.

Cuộc sống sẽ có thành công và cả những thất bại, nhưng chúng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời. Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực và cũng là một kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Văn mẫu số 10

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay.

Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếngtrái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kếthợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ(của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹmong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt.

Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ:Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần ThịThu Lan lớp tôi học yếu văn.

Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là họcsinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải bacuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớpchuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhàgiáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên):Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạnđầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng.

Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại đểrút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người họckém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông taluôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài mẫu số 11

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục đích sống. Để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng gì. Chúng ta phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là chúng ta biết đứng lên từ những lần thất bại đó. Bởi vậy chúng ta mới thấy rằng câu tục ngữ sau thật ý nghĩa “Thất bại là mẹ thành công”

Thất bại và thành công là hai cái đối lập nhau. Những kẻ thất bại sẽ không thành công và ngược lại. Tuy nhiên câu tục ngữ dường như có ý nghĩa khác. Thất bại là mẹ thành công? Liệu rằng có như thế được không?

Đúng vậy, chúng ta luôn ấp ủ những ước mơ và không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được nó. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa.

Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. CHính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách?

Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu.

Khi thất bại thì đừng nên nản lòng, vì chính nó sẽ cứu vớt cuộc đời bạn về sau. Khi chúng ta biết chấp nhận thất bại có nghĩa chúng ta đã nhận ra những sai lầm mình mắc phải, chắc chắn lần sau chúng ta sẽ không vướng phải những sai lầm đó nữa.

Rất nhiều bạn học sinh sau khi không đậu đại học năm thứ nhất đã nhanh chóng buông bỏ, chán nản, không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người dù 1 năm, 2 năm không đậu đại học nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng, rèn luyện từng ngày để đạt được kết quả mà mình mong đợi.

Còn ban, bạn có phải là người dễ dàng bỏ cuộc hay không? Đừng ngần ngại thất bại, vì tuổi trẻ mà, chúng ta có thất bại thì mới trưởng thành, chín chắn được. Những vấp ngã bạn trải qua sẽ là hành trang theo bạn đến mãi sau này.

Như vậy câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu số 12

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn:“Thất bại là mẹ thành công”

Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra.

“Thành công và thất bại”, chúng vốn đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công.

Thật vậy, trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước.

Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nobel từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Louis Pasteur cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Einstein – bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá “bê bết”… Với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mỹ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp.

Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nỗ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nỗ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài văn số 13

Ai bước chân được đến đỉnh vinh quang của thành công mà chẳng phải trải qua những gian khổ, thử thách, thất bại đôi ba lần hay thậm chí còn nhiều hơn thế. Mỗi lần thất bại, mỗi lần gặp khó khăn dường như tôi luyện thêm cho ta thêm tinh thần quyết tâm và chúng ta mới có được nhwungx bài học quý báu. Chính vì thế mà trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, ông cha ta từng nói “thất bại là mẹ thành công”.

Trước khi muốn hiểu câu tục ngữ, chúng ta phải hiểu thế nào là thất bại, thế nào là thành công. Thất bại là những vấp ngã, là khi những dự định, công việc của mình cố gắng làm nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công là những giá trị, kết quả được đánh giá cao mà mình mong muốn đạt được hoặc những giá trị mà xã hội công nhận. Ở đây “thất bại” được ví von là “mẹ”, nhắc đến “mẹ” hẳn ai cũng nghĩ đến đó là người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Vậy nên khi nói “Thất bại là mẹ thành công” , câu tục ngữ muốn nhấn mạnh: thất bại là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những thành công sau này. Thất bại không phải là điều sai trái, hay phải xấu hổ, kém cỏi gì cả mà nó chính là bài học để giúp ta trưởng thành hơn và đúc rút những kinh nghiệm để làm nên những thành công.

Có một vài người tự hỏi tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công. Vì đây là hai khái niệm trái ngược nhau, đối lập nhau nhưng câu nói thì lại chứng tỏ đây là hai khái niệm bổ trợ nhau và không hề vô lý chút nào. Bởi trong thực tế không mấy ai gặt hái được những thành công mà không từng trải qua những thất bại. Thất bại không phải là kết cục hay kẻ thù mà nó như một thử thách con người trước khi dẫn lối đến thành công, đó là cơ hội để ta rèn luyện, rút ra kinh nghiệm, những bài học sau mỗi lần vấp ngã để bản thân ngày càng trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong những bước chân tiếp theo. Quan trọng là thái độ của bạn trước những khó khăn, thất bại và thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng và vượt lên được thất bại để cố gắng bước tiếp.

Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học, nhiều phát minh, nhà nghiên cứu để đưa ra nhân loại những sáng chế vĩ đại đều trải qua một quãng thời gian dài nghiên cứu và gần như ai cũng đều thất bại từ những ngày chập chững nhưng quan trọng hơn cả là ý thức tìm tòi, học hỏi không ngừng. Chúng ta có thể kể đến Thomas Edison – một nhà vật lý nổi tiếng, người từng thất bại 10000 lần trước khi làm ra dây tóc bóng đèn. Nhưng ông từng nói “Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động”, đó là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn. Đó là thất bại làm thay đổi cả thế giới, bởi vậy điều đó chứng tỏ rằng thất bại chỉ là bước đệm, đặt hòn gạch nền móng cho thành công sau này cho những ai biết cố gắng và vươn lên.

Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ sợ thất bại, tuổi trẻ mà, hãy làm thật nhiều, thất bại đôi ba lần thì mới giúp chúng ta trưởng thành lên. Nếu chưa làm mà bạn đã lo lắng, sợ sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ vươn lên được đỉnh cao của vinh quang, của thành công, sẽ không bao giờ các bạn hiểu được cảm giác vỡ òa vui sướng tột cùng ngày đạt được mong muốn, dự định của mình sau chuỗi những thất bại và thử thách. Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm. Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả. Ông cha đã từng nói

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Đừng xem những thất bại là kết thúc mà đó chỉ là bước dừng chân tạm nghỉ ngơi để lấy lại sức lực, tinh thần bước tiến tiếp theo. Khi gặp thất bại đừng vội nản lòng, bi quan, từ bỏ mà hãy thật kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc, đó là những phẩm chất mà những đang ở đỉnh cao của thành công ai cũng phải có. Phải biết dẫm lên sai lầm, thất bại để tìm một hướng đi khác, phương án khác để tiếp tục thực hiện ước mơ, đam mê và dự định mà bản thân đã vạch sẵn.

Cuộc sống sẽ có thành công và cả những thất bại, nhưng chúng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời. Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực và cũng là một kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Số 14

Thất bại là cụm từ mà không ai muốn gặp, tuy nhiên trong cuộc sống có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại mà chúng ta không lường trước được. Để tiếp thêm động lực cho con đường đi đến thành công, cha ông ta đã khuyên dạy thế hệ sau “Thất bại là mẹ thành công”.

Thất bại là những dự định, kế hoạch bị đổ vỡ, không đạt kết quả như bạn mong muốn trong khi phải bỏ ra công sức, tiền bạc, thời gian vào nó. Sự thất bại khiến con người ta chán chường, tuyệt vọng và đôi khi là stress nặng nề.

Quá trình thực hiện kế hoạch của bạn có những yếu tố dẫn đến thất bại như thiệu kinh nghiệm, tính toán sai lầm, thiếu chi phí, hoặc các nguyên nhân khách quan, có vô vàn những nguyên nhân đi đến thất bại. Sự thất bại khiến bạn trở nên chán nản, bi quan. Nhưng con đường đi nào không có khó khăn thử thách, đâu phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Khó khăn, thử thách là điều tất yếu mà bạn phải trải qua, từ những thất bại bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để đi đến thành công.

Khi chúng ta còn là học sinh nếu trong quá trình học tập, làm các bài kiểm tra dù đã cố gắng nhưng vẫn điểm thấp, chớ vội nản lòng. Hãy xem xét lại các yếu tố khiến bạn bị điểm thấp như học không đúng trọng tâm, chủ quan…khắc phục được các yếu tố trên kết hợp với sự kiên trì bạn sẽ thành công. Hãy nhớ lấy những thất bại làm kinh nghiệm quý báu để không vấp phải trong những lần sau. Câu tục ngữ mà cha ông để lại thật giá trị giúp con người nhận thức được con đường thành công không hề dễ dàng và nếu có thất bại đừng vội lùi bước hay tiếp tục học hỏi, đúc kết thêm kinh nghiệm nhằm tránh các sai lầm đó và kết quả sẽ thành công mỹ mãn.

Tuy nhiên cũng có một số người trong hành trình tìm kiếm thành công gặp thất bại nhưng cho rằng nguyên nhân do khách quan. Họ không chịu thừa nhân, không chịu học hỏi sự thất bại thì chỉ đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ đó chán nản, bi quan và thất vọng. Thực tế cũng chỉ ra rằng thành công chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng nhìn chung có đạt được kết quả tốt đẹp hay không lại nằm ở bản thân mỗi người đó là sự cố gắng vươn lên khẳng định mình.

Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” muốn nói rằng thất bại là điều tất yếu trong hành trình tìm kiếm thành công của mọi người. Bạn không thể né tránh nó, mỗi khi gặp thất bại hãy đúc kết kinh nghiệm, kiên trì thực hiện rồi thành công cũng sẽ đến với bạn.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu 15

Bạn có từng mong muốn được thành công? Nếu có, chắc hẳn bạn cũng biết, để đạt được thành công là điều không dễ dàng, rất ít người có thể may mắn đạt được thành công trong lần thử đầu tiên. Trên con đường thành công, luôn là chông gai, thử thách khiến ta vấp ngã, thất bại bất cứ lúc nào. Nhưng đừng nản lòng trước khó khăn, thất bạn vì Thất bại chính là mẹ của thành công.

Thất bại chính là chúng ta không đạt được kết quả mong muốn, sau những cố gắng, gian khổ, nhưng điều thu về lại không phải mục đích của chúng ta. Thất bại có nhiều lí do: do nản lòng, chưa cố gắng hết sức, do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức,… Nhưng vì bất cứ lí do gì, thất bạn vẫn là điều người ta không mong muốn. Còn thành công là đạt được những kết quả tuyệt vời, những ước mơ, nguyện vọng của bản thân.

Ai trong mỗi cuộc đời chắc chắn cũng đều mong mình đạt được thành công. Nhưng thành công đâu chỉ dễ dàng, thất bại vẫn luôn rình rập quanh ta. Đúc rút từ những kinh nghiệm của bản thân, ông bà ta đưa là mối quan hệ của thất bại và thành công là Thất bại là mẹ thành công, ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng sau mỗi lần thất bại, đừng nản lòng, vì mỗi lần thất bại là một bước đệm quan trọng để ta hướng tới thành công.

Vậy tại sao Thất bại là mẹ của thành công? Vì sau mỗi lần thất bại, ta đúc rút thêm cho mình được kinh nghiệm để đạt được thành công. Chẳng ai trên cuộc đời này dám tự nhận rằng mình là một người tài giỏi, luôn luôn thành công, không bảo giờ thất bại. Mọi thành công đều in dấu của những lần thử- sai, thử-sai liên tục. Con người càng muốn đạt được những thành công to lớn thì càng dễ thất bại. Bở lẽ khả năng của con người có hạn, ta không thể chắc chắn rằng mình biết mọi thứ để thành công. Những lúc như thế, thất bại chính là thứ ta cần. Sau mỗi lần thất bại, ta có thể nghĩ lại, rút ra được những kinh nghiệm xương máu.

Những kinh nghiệm ấy dồn lại, mỗi lần thất bại một chút, một chút, sau một vài lần, ta sẽ tìm được hướng đi mới cho mình, để đạt được thành công. Ta có thể thấy gương của rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới, họ dựa vào thất bại để đúc rút kinh nghiệm, rồi tạo ra những kỳ tích không ai ngờ. Tiêu biểu nhưu cha đẻ của chiếc bóng đen: Ê-đi-sơn. Ai cũng sẽ thấy hào quang của thành công khi ông tạo dựng lên bước ngoặt của xã hội, một vật rất quan trọng trong cuộc sống hiện giờ: bóng đèn. Nhưng mấy ai biết được, thành công ấy dựa trên hơn 5000 lần thí nghiệm thất bại để tìm ra được vật liệu như ý cho dây tóc bóng đèn. Thế mới nói, có kinh nghiệm của thất bại, ta mới thành công.

Ngoài ra, thất bại rèn cho ta sự kiên cường, sức chịu đựng, khả năng vượt khó- đây chính là chìa khóa quan trọng của thành công. Rất nhiều diễn giả thành công khẳng định rằng, bên cạnh tài năng, kiến thức, thì ý chí chính là một phần quan trọng của thành công. Và không phải ai cũng có ý chí này. Nhưng nó có thể rèn luyện qua mỗi lần thất bại, ta vẫn tiếp tục hướng về phía trước. Bạn có nhớ hồi nhỏ tập xe, mỗi lần đi được một xíu lại té ngã, nhưng bạn lại vẫn tiếp tục tập tiếp, vì một chút nữa thôi là đi được rồi. Đó chính là ý chí sau mỗi lần thất bại, tuy không đạt được thành công, nhưng một chút thành quả đạt được, như đã đi được một quãng đường nhỏ xíu, đã tạo thành động lực, ý chí để bạn thành công.

Quả thật, thất bại chính là một phần quan trọng của việc thành công. Nếu mau mắn thành công mà không gặp thất bại, thì thật tốt, còn nếu không, hãy giữ cho chân cứng để tiếp tục đi. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn được buông xuôi chính mình, cho phép chính mình thất bại vì ý nghĩ phải có thất bại mới có thành công. Nếu như thế, thứ bạn nhận được chỉ là chuỗi thất bại liên tiếp, không thu được chút kinh nghiệm nào, và chắc chắn, thành công sẽ không bao giờ đến.

Là một học sinh, trong việc học, chắc chắn sẽ gặp những vấn đề khó không thể giải quyết. Nhưng đừng nản lòng, hãy cố hết sức, giữ lấy cho mình câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công” để luôn cố gắng. Điều đó sẽ đem đến cho bạn thành quả nhỏ vào bây giờ thôi, nhưng một ngày nào đó khi đối diện với cuộc đời nhiều khó khăn, nhiều thất bại hơn, bạn đã có được bản lĩnh vượt qua tất cả rồi.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công –  Bài số 16

Những câu tục ngữ xưa là những thành tựu quý báu của ông cha, phản ánh những kinh nghiệm trong đời sống lao động cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những bài học về cách làm người, cách vượt qua những khó khăn, gian nan trong cuộc sống. Câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công” đã răn dạy cho chúng ta về về lẽ sống khi gặp thất bại, tuyệt vọng trong cuộc sống thì phải vươn lên, mạnh mẽ và cố gắng chắt chịu những kinh nghiệm đã trải qua để lấy đó làm bản lề vươn tới những thành quả mai sau.

Thất bại là những việc làm, hành động không mang lại kết quả như kỳ vọng, như những mong muốn trước đó của ta, khiến bản thân nản lòng, thoái chí, buồn bã, mất niềm tin vào bản thân. Thành công là những thành tựu nhận được, kết quả mang lại khi hoàn thành một công việc, hoặc một thử thách, một nhiệm vụ nào đó, thành công thường mang đến sự vui vẻ, niềm hứng khởi và thoải mái cho bản thân. Thất bại và thành công dường như là hai thái cực khác nhau của đời sống, nhưng thực sự chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi vậy thất bại được ví như “mẹ” của thành công:

” Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Mẹ mang niềm tin, dạy cho ta những bài học, chia sẻ những kinh nghiệm dìu dắt mỗi bước trong cuộc đời của những đứa con thì thất bại cũng như là mẹ vậy. Trải qua thất bại, qua nhiều bài học, đúc rút được những từ những sai lầm, ta mới thêm hiểu biết thêm trưởng thành để đạt” thành công”. Thất bại không hề là điều xấu xa hay đáng cười nhạo như ta nghĩ mà nó có vai trò to lớn trong cuộc đời chúng ta, từ thất bại ta học hỏi thêm nhiều điều mới, sửa chữa những sai lầm đã cũ để hoàn thiện hơn mỗi ngày. Đó là lời dạy sâu sắc mà thấm thía của cha ông, đừng chùn buộc hay thấy bản thân mình kém cỏi mà nản lòng chấp nhận, hãy lấy đó làm bài học cho những bước tiến của bản thân mai sau.

Trong cuộc sống là bắt gặp những điển hình đi lên từ thất bại, là những gương sáng của sự cố gắng, vươn mình tới thành công từ những thất bại trước đó. Một Walt Disney từng bị đuổi việc vì cho rằng ông thiếu ý tưởng sáng tạo, từng bị từ chối hàng loạt kịch bản các bộ phim hoạt hình, công ty đầu bị phá sản nhưng sau cùng ông đã lập nên những công ty lớn chuyên sản xuất phim ảnh và các khu vui chơi, đặc biệt có bộ phim “Chú chuột Mickey” gây tiếng vang khắp thế giới. Thomas Alva Edison từng trải qua hàng ngàn lần thất bại trong quá trình phát minh ra chiếc đèn điện được sử dụng rộng rãi lúc bấy giờ. Steve Jobs nhà sáng lập “Apple” nổi tiếng với công nghệ hiện đại và vượt trội từng bị công ty sa thải nhiều lần. Không nói gì xa xôi, trong đời sống mỗi ngày, bạn cũng có thể thấy rõ những kinh nghiệm qua mỗi lần thất bại giúp ta hiểu biết hơn rất nhiều. Đơn giản nhé, bạn làm một bài toán sai, tức là lần này bạn đã không chọn đúng cách giải, hoặc không đi đúng hướng, lần sau bạn sẽ lựa chọn cách khác phù hợp hơn, một lần, hai lần không có kết quả, nhưng mình tin đến lần thứ ba bạn sẽ có hướng giải quyết bài toán phù hợp nhất. Bạn viết bài văn số một rất tệ, bị điểm kém, lỗi văn do viết thiếu logic, không chấm phẩy đúng chỗ. Bài sợ hai, số ba bạn sẽ rút kinh nghiệm từ lỗi đó để cải thiện điểm số của mình. Hay khi bạn nấu cơm, lần đầu tiên có thể bị cháy khét đó thiếu nước, những lần sau bạn sẽ phải đổ thêm nước để khắc phục điều ấy và chắc chắn mãi về sau bạn sẽ không mắc lỗi ấy nữa.

Nếu đứng trước thất bại mà ta vội lòng chấp nhận, từ bỏ thì không thể có thành công tốt đẹp. Một nhà kinh doanh, một nhà tỉ phú, một ca sĩ hay diễn viên nổi tiếng,… nhờ nỗ lực, nhờ vượt qua bao sóng gió, nhờ sự trải nghiệm và rút ra những bài học để đời mới có được thành công ngày hôm nay.

Mỗi chúng ta, là những người trẻ, đầy nhiệt huyết và đam mê cần phải trải qua những thất bại, thậm chí là nhiều thất bại để đúc rút những giá trị quà mỗi lần vấp ngã làm hành trang để tiếp bước mai sau. Mỗi thất bại trải qua hãy xem nó là một thử thách mà bạn buộc phải vượt qua, nó thực chất không phải là tảng đá ven đường mà là một vì sao nhỏ dẫn lối chúng ta đi đến thành công. Hãy tin tưởng vào bản thân mỗi ngày, vươn mình để sống và cống hiến, vượt qua những thất bại tầm thường để năm bắt lấy những cơ hội mang đến quả ngọt yêu thương.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Văn mẫu số 17

Thành công chính là mục tiêu sống, là đích đến của mỗi con người. Con người chúng ta khi sinh ra lớn lên ai cũng muốn mình được thành công, khẳng định vị trí của mình trong công việc trong xã hội, được nhiều người ngưỡng mộ, nể phục cảm thấy mình làm được nhiều điều vĩ đại lớn lao. Nhưng đôi khi, thành công không đến dễ dàng, đôi khi chúng ta gặp phải thất bại. Chính vì vậy cần phải ghi nhớ rằng: “Thất bại là mẹ thành công”.

Đầu tiên “thành công” và “thất bại” là hai khái niệm khác nhau. Nếu thất bại là những lần ta vấp ngã, những lần ta không đạt được kết quả như mong muốn trong học tập, công việc hay cuộc sống. Thì thành công là khi chúng ta đạt được những điều mình mong muốn, hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra trong học tập, công việc. Còn “mẹ” chính là người phụ nữ đã sinh chúng ta ra đời, nuôi nấng và dạy dỗ cho chúng ta những nhiều bài học. Câu tục ngữ mượn cách nói biểu tượng “thất bại là mẹ thành công” nhằm khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.

mũi gai”. Quả thật, có thành công nào không phải trả giá bằng muôn vàn những khó khăn, thất bại. Nhưng không phải ai cũng có thể vượt qua được những thử thách đó. Biết bao nhiêu doanh nghiệp khi mới thành lập thì hừng hực khí thế, nhưng đến khi gặp phải khó khăn lại loay hoay không biết phải xoay sở ra sao, phải nhờ đến sự giúp đỡ của Nhà nước. Có rất nhiều sinh viên khi còn đang đi học, không chịu cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm. Họ chỉ biết ngày đêm chìm trong những cuộc vui chơi, sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Đến khi sắp ra trường vẫn không biết được tương lai mình sẽ như thế nào, mục tiêu của bản thân là gì. Thế mới thấy rằng, thất bại không đáng sợ, quan trọng là cách đối diện với thất bại của mỗi con người. Chỉ khi biết chấp nhận, vượt qua thì con người mới có thể vươn tới thành công.

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến cái tên Arianna Huffington. Bà là một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003. Bà cũng đã cho xuất bản nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Trước đó, cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973 viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử. Hay không cần lấy ví dụ ở đâu quá xa xôi. Bạn có biết đến cái tên Nguyễn Công Phượng? Câu chuyện về chàng cầu thủ trẻ đã dám đương đầu với khó khăn để vượt qua chính giới hạn của bản thân. Trong kì thi đầu vào của lò đào tạo bóng đá trẻ Sông Lam Nghệ An, cầu thủ này đã từng bị đánh trượt vì lý do không đủ thể lực. Nhận thức được mặt hạn chế của mình, anh đã nỗ lực rèn luyện để nâng cao thể lực. Đồng thời tiếp tục phát huy mặt mạnh về kỹ thuật. Đến ngày hôm nay, cái tên Nguyễn Công Phượng đã trở thành một trong những trụ cột không thể thiếu của Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam. Đó chính là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ.

Tóm lại, chúng ta cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ nhưng cũng không đánh mất đi những giá trị tốt đẹp. Ranh giới giữa thành công và thất bại vô cùng mong manh. Hãy ghi nhớ câu nói “Thất bại là mẹ thành công” như một bài học quý giá.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài mẫu số 18

Trong cuộc sống, ai ai cũng ít nhất một lần gặp phải khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại. Song, có người nhanh chóng tự đứng lên sau vấp ngã, nhưng cũng có người mãi ngã quỵ và than thở về sự thất bại của mình. Để khuyên bảo, răn dạy người sau, ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Thất bại và thành công là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả tốt đẹp theo như ta mong muốn. Còn thất bại là những vấp ngã, là những khi khó khăn thử thách trong công việc, trong học tập hay trong cuộc sống. Hai phạm trù này đối lập hoàn toàn với nhau, tưởng chừng như không có mối quan hệ nào nhưng cha ông ta lại đúc kết ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Điều nay cho thấy giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói một cách khác đơn giản hơn: thất bại là một nhân tố tạo nên thành công.

Thật vậy! Với những người bền chí, kiên trì thì sau khi mỗi lần thất bại, họ sẽ hiểu được vì sao mình lại sai sót, từ đó tích lũy kinh nghiệm, giúp họ tránh phạm phải sai lầm đó nữa và ngày càng tiến bước đến thành công hơn. Khi đó, thất bại chính là một nhân tố giúp chúng ta thành công. Và khi nói: “Thất bại là mẹ thành công” thì có thể hiểu thất bại chính là nguồn cơn, là cái dẫn ta đến với thành công.

Tuy nhiên, đối với những người sợ thất bại hay không có ý chí thì điều này hoàn toàn không đúng với họ. Bởi những người sợ thất bại thì họ sẽ không dám làm, không dám mạo hiểm. Còn những người thiếu ý chí thì sau thất bại, họ ngã quỵ và không cố gắng nữa vì nghĩ rằng mình không thể làm gì tốt đẹp hơn. Với những người dúng cảm biết đứng dậy sau vấp ngã, họ biết rằng mình cần phải làm lại và làm tốt hơn. Qua lần thất bại ấy, họ cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu để lần sau mình không phạm phải sai lầm ấy nữa. Những kinh nghiệm ấy sẽ giúp cho công việc của họ tiến triển tốt đẹp hơn. Và như thế, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” mới thực sự có giá trị, có ý nghĩa.

Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại ít nhất một lần, hiếm có ai không thất bại mà giành được thành công lớn ngay từ đầu. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện. A. Nô-ben cũng từng làm nổ nhà máy của mình trước khi chế tạo ra được thuốc nổ dymatine. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… bê bết!

Cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn và trở ngại. Đó giống như những thử thách để thử lòng và ý chí của con người. Khi gặp khó khăn, thất bại mà thiếu quyết tâm thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, khiến cho công việc và cuộc sống luốn chán nản và bế tắc. Ngược lại, nếu ý chí vững vàng, lấy thất bại để làm bài học kinh nghiệm, làm động lực để tiếp tục vươn lên và đạt được thành công như mong muốn. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều thất bại lớn nhất chính là chúng ta không dám làm, bỏ qua rất nhiều cơ hội và không cố gắng hết sức mình. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” như một lời động viên đối với tất cả chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu số 19

Sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực, điều mà con người mong đợi nhất chính là khi cố gắng được ghi nhận, được gặt hái và thành công. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã, đứng dậy bước tiếp. Vì vậy, để đạt được thành công, nhắc nhở đời sau kiên trì phấn đấu, cha ông ta đã khuyên dạy: “Thất bại là mẹ thành công”

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng xúc tích, dễ hiểu với hai từ đối nghĩa nhau. Nếu như “Thất bại ” mang ỹ nghĩa khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn sau bao cố gắng, nỗ lực thì “thành công ” được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả xứng đáng với những cố gắng đó hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao. Câu tụ ngữ cho chúng ta hiểu mối quan hệ sâu sắc giữa thất bại và thành công: thất bại là yếu tố quan trọng, là nền tảng để đi đến thành công. Từ đó, động viên mỗi người hãy phấn đấu, không bỏ buộc.

Từ xưa đến nay, lời răn dạy của ông cha ta được đúc kết từ rất nhiều bào học trên thực tế, nên có tính đúng đắn cao bởi không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại. Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại thất bại cho đúng đắn. Nhiều người nói thất bại là thua cuộc, là từ bỏ, nhưng thực tế không phải như vậy. Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã. Chỉ khi chúng ta mạnh mẽ vươn lên khi vấp ngã thì con đường dẫn đến thành công càng gần. Chỉ khi trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp chúng ta mới chạm được tới con đường của thành công.

Cùng nhìn lại sự phát triển của lịch sử để thấy tính đúng đắn của câu nói. Có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh lớn lao cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài, những lần trải nghiệm đó sẽ không tránh khỏi sai lầm, thất bại. Nhưng cũng chính những điều đó giúp cho họ khắc phục được những sai lầm, tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công. Bạn có biết để có bát cơ ngọt thơm dẻo bùi như ngày hôm nay, nhiều tiến sĩ đã vất vả và trải qua nhiều thất bại như thế nào không? Nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt.

Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân với năng suất cao. Qua đó ta thấy rằng, thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công. Hay nhà vật lý nối tiếng thế giới – Edison đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn cho người sử dụng đến tận ngày hôm nay. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực của ông thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Chúng ta hiểu rằng, thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm. Song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Đông thời, không nên lạm dụng câu nói này mà làm việc một cách cẩu thả, không tính toán kĩ, thiếu tư duy, nhẫn nại.

Với những sai lầm này, chắc chắn còn đường thành công còn ở rất xa. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người do vậy cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và tinh thần học hỏi, chăm chỉ, nhẫn nại cho mọi công việc.

Câu nói “Thất bại là mẹ thành công” động viên chúng ta hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả. Đây sẽ là bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá mà cha ông ta đã để lại, là lời khích lệ, động viên cho những thế hệ mai sau xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài văn số 20

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ của thành công”. Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: “Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Hay như Lê-nin đã nói: “Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”.

Khẳng định “Thất bại là mẹ của thành công” còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại… Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù “cái giá” mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá “đắt”, nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, lại bị đình chỉ khi học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ…, đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: “Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó”. Ta cũng hiểu rằng “Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống”.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Số 21

Có người đã từng nói “Muốn thành công thì khao khát thành công phải lớn hơn nỗi sợ thất bại”. Vì thế, ông cha ta có câu “Thất bại là mẹ thành công” để nhắc nhở thế hệ sau bài học về sự thành công trong cuộc sống.

Không có một định nghĩa chính xác nào về sự thành công và cũng không có định nghĩa cụ thể cho thất bại. Nhưng nếu hiểu theo cách đơn giản nhất, “thành công” là khi con người ta đạt được mong muốn của bản thân mình, là đạt được mục tiêu luôn hướng tới hoặc cũng có thể là hoàn thành tốt công việc được giao phó. Còn “thất bại” là khi ta không đạt được những điều mà ta mong muốn do gặp phải khó khăn, thử thách. Còn “mẹ” là người sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Qua đó, câu tục ngữ khẳng định, thất bại sẽ dạy cho con người ta những bài học quý giá, những bài học để ta rút kinh nghiệm để chinh phục bước đường thành công.

Hành trình dẫn đến thành công chưa bao giờ là một con đường dễ dàng. Con đường đó luôn trải đầy gai nhọn, chờ đợi chúng ta bước đến. Nhưng đôi có những người lựa chọn bỏ qua con đường đó vì họ sợ “gai nhọn”, sợ thất bại. Có lẽ ai cũng biết “Thầy phù thủy ở Menlo Park” – nhà phát minh vĩ đại của thế giới – Thomas Edison. Để phát minh ra chiếc bóng đèn, ông đã từng thất bại đến 10.000 trước đó. Chiếc bóng đèn mà ông tạo ra được thắp sáng bởi chính sự kiên trì, nỗ lực và những cố gắng không ngừng nghỉ của ông.

Bản thân mỗi người chúng ta khi đạt được thành công thì phải tiếp tục trau dồi, rèn luyện bản thân để tiếp tục đạt được những mục tiêu kế tiếp. Vì chẳng có thành công nào là mãi mãi, khi đã thành công thì càng phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, đừng bị mê hoặc bởi những ánh hào quang.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” mang một ý nghĩa sâu sắc và cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để chúng ta có thể tự đứng lên từ những thất bại của chính mình.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu 22

Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việc miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.

Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.

Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn

Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã.

Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì.

Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề.

Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.

Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bại: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,… Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quanh. Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công –  Bài số 23

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta.

Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…

Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Văn mẫu số 24

Cuộc sống là một chặng hành trình đầy khó khăn và thử thách mà con người cần phải vượt qua. Ai cũng khao khát đạt được thành công. Và điều đó đã trở thành đích đến cho mọi nỗ lực của chúng ta. Ông cha ta đã có câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” để khuyên nhủ con người.

Thành công chính là kết quả, thành quả ngọt ngào mà một người gặt hái được sau những ngày tháng nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, mục đích nào đó. Nói một cách khác thành công chính là việc ta thực hiện được mục đích ban đầu mà ta đã đặt trong trong công việc, học tập, hay một lĩnh vực cụ thể nào đó. Thất bại là những lần ta vấp ngã, những lần ta không đạt được kết quả như mong muốn trong học tập, công việc hay cuộc sống. Còn hình ảnh “mẹ” chính là người phụ nữ đã sinh chúng ta ra đời, nuôi nấng và dạy dỗ cho chúng ta những nhiều bài học. Tóm lại cách nói “thất bại là mẹ thành công” nhằm khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.

Cuộc sống là một cuộc hành trình gian nan với nhiều thử thách. Đôi khi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người không thể có đạt được thành công, để rồi từ đó rơi vào thất bại. Nhưng chính từ những thất bại đó, chúng ta học được nhiều bài học khác nhau. Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công. Nhà bác học thiên tài, Thomas Edison đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại để tìm ra nguyên liệu để thắp sáng chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại. Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua vô số những cuộc khởi nghĩa thất bại, sai lầm từ con đường cứu nước để rồi chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của đất nước đã tìm ra ánh sáng của lí tưởng cách mạng vô sản, lãnh đạo nhân dân đánh bại thực dân Pháp. Mọi thành công của hiện tại là kết quả của thất bại ở quá khứ.
Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” là vô cùng đúng đắn. Mỗi người hãy ghi nhớ để từ đó biết vượt lên mọi nghịch cảnh, hoàn thiện bản thân. Chắc chắn rằng, thành công luôn ở phía cuối con đường.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài mẫu số 25

Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã , mà chính là vươn lên sau mỗi lần ngã . ” – Khuyết danh

Trong cuộc sống , mấy ai mà không một lần vấp ngã . Chính những lần vấp ngã ấy là phiến đá giúp ta bước thêm những bậc cao hơn nữa với đầy đủ kinh nghiệm quí giá để đạt đến thành công . Những lần thất bại như những thử thách mà cuộc đời ban tặng cho bạn . Vì thế , ông cha ta đã khuyên con cháu rằng : “ Thất bại là mẹ thành công” Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về những điều mà câu tục ngữ muốn nhắn nhủ .

Thành công là gì ? Thành công là khi bạn đạt được những mục đích đã đề ra . Để thành công bạn phải cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được ước muốn . Trên con dường trải đầy hoa hồng ắt hẳn sẽ có gai . Hoa hồng là biểu tượng của thành quả đạt được do cố gắng . Vậy gai ở đây tượng trưng cho cái gì ? Nó tượng trưng cho thất bại . Thành công và thất bại là hai từ đối nghĩa nhau . Tại sao lại có câu : “ Thất bại là mẹ thành công ?” Thật vậy ! Chúng ta muốn thành công phải nếm mùi biết bao nhiêu thất bại nhưng chính những thất bại đó làm cho ta rút ra được nhiều kinh nghiệm quí báu để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục , khám phá thế giới .

“Kho tàng kinh nghiệm của một người sẽ bớt đi tính phong phú nếu không có bất kỳ khó khăn nào để vượt qua.” Helen Keller

Khi gặp thất bại chúng ta làm gì ?Nếu như chúng ta biết đứng dậy , tìm hiểu những lỗi lầm mắc phải , chăm chỉ làm việc thì ắt hẳn bạn phải là người có lòng tự trọng cao . Thất bại đem đến cho ta hai mặt . Mặt tốt là giúp ta rút được kinh nghiệm . Mặt xấu là làm giảm ý chí , giảm đi niềm tin vào cuộc sống của mọi người . Erin Brockovich là nữ diễn viên nổi tiếng nhưng có ai biết rằng bà đã từng trải qua những tháng ngày đau khổ , bất hạnh – hôn nhân đổ vớ , không có tiền nuôi ba con , bị tai nạn xe hơi ,… như thế vẫn không làm bà nản chí . Bà đã đứng lên lấy lại niềm tin vào cuộc sống để chiến thắng vụ kiện Hinkley . Con người không ai hoàn hảo cả . Một khi bạn mắc phải sai lầm , bạn nên đối diện với sự thật , quyết tâm sửa chữa , bạn sẽ nhận được những phần thưởng vô giá . Jim Marshall là cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng luôn làm kinh hoàng đối phương đã từng mắc phải sai lầm khi thi đấu . Anh đã cho bóng vào lưới của mình giúp cho đối phương ghi điểm . Khi đó , anh đã trải qua bằng cách đối mặt với mọi người để xin lỗi .

Chúng ta không thể nào lường trước được những khó khăn , thất bại trước mắt để tránh mà chúng ta chỉ có thể chấp nhận những điều không may và biến chúng thành cơ hội thành công . Đánh giá chính xác về giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi , dễ dàng nhất mà là lúc họ đang rơi vào những tình huống đau khổ và khó khăn nhất. – Martin Luther King , Jr.

Làm sao để thực hiện đúng câu : “ Thất bại là mẹ thành công” ?Cách duy nhất để khám phá những điều mình không thể làm được là dám vượt qua ranh giới của những điều có thể và không thể . – Clarke . Nếu như chúng ta không thành công ngay từ lần đầu tiên , chúng ta hãy kiên trì và nhẫn nại và thử lại lần nữa . Chìa khóa dẫn chúng ta đi đến thành công là : ý chí , nghị lực đeo đuổi ước mơ , hoài bão . Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái sai để khắc phục . Nhiều người còn coi khó khăn trở ngại để kích thích óc sáng tạo . Nếu thượng đế ban cho ta trái chanh hãy làm thế nào để pha thành một li nước chanh ngon tuyệt .

Tóm lại , câu tục ngữ dạy ta cách sống lạc quan , không chùn bước trước khó khăn , thất bại trước mắt . Những thất bại đã qua buộc bạn phải đi đến quyết định : chọn một hướng khác , kiên định đi theo hướng cũ hoặc từ bỏ hết . Bạn phải kinh qua tất cả để chọn cho mình một quyết định đúng đắn . Quyết định đó khẳng định bạn có phải là người gan dạ dám vượt qua mọi thử thách như câu tục ngữ trên . Là học sinh , chúng em quyết tâm học thật giỏi , phấn đấu không ngừng mỗi ngày một giỏi để có ích trong tương lai.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài văn số 26

Winston Churchill đã từng nói “Nếu bạn định bước qua địa ngục, hãy cứ tiếp tục”. Trong cuộc sống, có một sự thật là không thành công nào đến một cách dễ dàng. Và những thứ thành công đến một cách dễ dàng chưa chắc đã tồn tại được lâu nhưng những thành công phải đánh đổi bởi nhiều khó khăn, thử thách thường lại tồn tại rất lâu. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều người thành công bởi họ biết đứng lên sau những thất bại, khó khăn trong cuộc sống. Họ là những người đại diện cho câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.

Về nghĩa đen, thất bại được hiểu là những vấp ngã, những khó khăn bản thân chúng ta gặp phải trong cuộc sống hay những điều mà chúng ta không đạt được như mục tiêu đã đặt ra. Thành công được hiểu là những thành tựu, kết quả đạt được như mong muốn. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” theo nghĩa chuyển được hiểu dùng để chỉ những con người biết đứng lên sau những thất bại, biết tích lũy những kinh nghiệm thiếu sót của những lần thất bại thành những bài học quý giá cho hành trang sau này của mình.

Trên thế giới, có rất nhiều những tấm gương biết đứng lên sau những thất bại, biến những thất bại thành thành công. Walt Disney được biết đến là ông hoàng của hãng phim hoạt hình nổi tiếng của đất nước Mỹ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ông đã từng phải đối mặt với những thất bại lớn nhất của cuộc đời mình. Ông từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star vì họ cho rằng ông không có ý tưởng tốt. Ông bị từ chối trước khi ông đủ kinh phí để thành lập nên công ty Walt Disney của riêng mình. Hiện nay, công ty hoạt hình của ông dự tính thu nhập được hàng tỷ đô la mỗi năm.

Donald Trump là tổng thống của nước Mỹ ở thời điểm hiện tại. Ít ai biết được rằng, để trở thành người quyền lực nhất đất nước này, ông đã từng là người nợ nhiều nhất trong lịch sử tài chính với 1 tỷ USD. Nhưng sau tất cả, ông đã biến món nợ ấy thành con số 0 và ghi tên mình vào danh sách những nhà tỷ phú trên thế giới với khối tài sản lên đến 4,5 tỷ đô la.

Nói đến lĩnh vực khoa học, không ai có thể không biết đến với Thomas Edison. Trước đây, khi còn đi học, giáo viên dạy ông đã đánh giá ông rất thấp nên mẹ của Edison đành tự dạy con của mình. Ông cũng từng bị sa thải bởi những công việc đầu tiên vì họ cho rằng ông không đủ năng lực làm việc. Vậy mà đến giờ, ông đã trở thành một trong những nhà sáng tạo vĩ đại nhất trên thế giới. Không ai biết rằng để có được thành quả đó, Edison đã thất bại rất nhiều lần sau đó với hơn 10.000 lần nỗ lực để phát minh ra một phát minh của thế kỷ là bóng đèn điện. Đây chính là một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tự học, kiên trì và không ngừng nỗ lực, vươn lên sau những thất bại.

Không chỉ là những tấm gương trên thế giới, những con người Việt Nam nhỏ bé cũng biến mình thành những tấm gương cho tinh thần “Thất bại là mẹ thành công”. Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là Bầu Đức, hiện là chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông được coi là một tấm gương thành công vô cùng trong cuộc sống bởi tài năng và tâm huyết của mình dành cho bóng đá. Thế nhưng ít ai biết, bản thân ông cũng từng 4 lần thi trượt đại học. Lúc ấy mới 22 tuổi, không tiền, không nhà cửa đi làm thuê để sống qua ngày. Với hai bàn tay trắng, với không ít những lần thất bại, ông đã đứng lên và viết tiếp cuộc đời mình vào những trang sách huy hoàng nhất.

Nguyễn Công Phượng đang là một trong những cái tên xuất sắc trong hàng ngũ cầu thủ bóng đá tại Việt Nam. Ngôi sao vàng của bóng đá cũng đã từng có những thất bại ngay chính với niềm đam mê của mình trong quá khứ. Trong kì thi vào lò đào tạo trẻ của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An, cậu bé Công Phượng đã bị đánh trượt vì lí do không đủ sức khỏe cũng như kỹ thuật. Vì điều đó, cậu bé Công Phượng ngày nào không ngừng rèn luyện cả về thể chất lẫn kỹ thuật. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, cậu trở thành tiềm năng sáng của bóng đá Việt Nam và trở thành cái tên đáng chú ý nhất mỗi khi ra sân.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, Lâm Vinh Hải được biết đến là một vũ công chuyên nghiệp, là quán quân của chương trình Thử thách cùng bước nhảy mùa đầu tiên. Hiện nay, anh là một trong những vũ công chuyên nghiệp và nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết, anh đã từng bị trầm cảm trong một thời gian dài vì bệnh tật. Căn bệnh ấy không cho phép anh tiếp tục nhảy múa vì ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng nếu như Lâm Vinh Hải ngày ấy giải nghệ, nếu anh gục ngã trước thử thách, thất bại ấy thì ngày nay liệu có còn một Lâm Vinh Hải tài năng và nổi tiếng như bây giờ hay không?

Họ chỉ là những số ít trong rất nhiều người đã thành công, chứng minh cho lí do “Thất bại là mẹ thành công”, thất bại không phải là chấm hết, không phải là thất bại mãi mãi. Họ chỉ là một trong số nhiều người đại diện cho những lĩnh vực trong cuộc sống. Còn nhiều, nhiều nữa những con người đã, đang và sẽ đứng lên sau những thất bại, biến những điều không thể thành có thể để bước đến gần hơn với những vinh quang trong tương lai. Tôi tin, thất bại sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Và, thất bại chưa chắc đã thất bại mà thất bại không biết đứng lên, ấy mới là thất bại.

Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” như một lời răn dạy đối với con người chúng ta khi vấp ngã. Ngoài bài làm văn Chứng minh câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”, giáo viên và học sinh tham khảo thêm các bài làm văn mẫu Ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”, hay bài làm văn Bình luận câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” các bạn cùng tìm hiểu và ứng dụng cho quá trình học tập được tốt hơn.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu số 27

Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

“Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. “Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

Vì sao nói “Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.

Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm.

Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập…

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Số 28

Trong cuộc sống, không ai mà không có một lần phạm chút sai lầm nào. Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một cuộc đời mà không thất bại thì đó chỉ là bạn đang ảo tưởng hoặc là bạn đang phủ nhận và hèn nhát trước cuộc đời mình. Cuộc sống này rất bon chen và phức tạp, chẳng ai có thể đứng vững khi chưa có một lần vấp ngã. Chính vì thế, câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công ” đã được đúc kết như một lời khuyên, lời động viên cho những người đã và đang gặp phải khó khăn, hay chút ít thất bại.

Đúng vậy, câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công ” trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Thất bại chính là không đạt được những mong muốn, nó là ranh giới giữa niềm vui và sự tự ti. Tuy nhiên, nếu có thất bại ắc hẳn sẽ có lúc thành công. Thành công chính là kết quả cao, tốt và vô cùng xứng đáng cho nổ lực của chúng ta. Vậy vì sao lại nói thất bại là mẹ thành công. Mẹ chính là đấng tối cao, là người tạo ra cho ta thân thể và sự sống. Chính thế, thất bại cũng chính là cơ sở để tạo ra sự thành công. Có thất bại ta mới rút ra những kinh nghiệm để mai sau có thể làm việc tốt hơn.

Nhưng chưa hết, tục ngữ chính là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cho nên, ở câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công ” cũng là một câu tục ngữ có ý khái quát. Nó chính là quy luật tự nhiên của cuộc sống xã hội: Hễ có thất bại là một kinh nghiệm vô cùng quan trọng để dẫn đến thành công. húng ta đã và đang được sống, mà ” sống ” là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Sống là đối mặt với thử thách vì thế hãy cố sao để không bị những khó khăn ấy làm cho cuộc sống ta thêm đau khổ. Ở đời, không có việc nào mà không cần cố gắng, từ nhỏ nhặt rồi mới làm nên việc lớn. Khi gặp khó khăn, thử thách mà chúng ta lại nản lòng và buông bỏ cuộc đời thì có phải là đáng tiếc lắm hay sao ? Cũng giống như một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó cứ ở yên một chỗ thì chẳng khác nào chân đã gãy. Hiện nay, chúng ta được sống chính là niềm may mắn lớn nhất rồi. Đừng so sánh cuộc đời mình với bất kì ai vì chưa chắc mình đã thua kém họ. Họ cũng sống, cũng phải đối mặt với những khó khăn mà người ngoài như chúng ta chưa thể thấy. Chính vì thế, để thành công cũng như đứng vững trong xã hội đầy những khó khăn thì cần có tinh thần, ý chí và nghị lực vươn lên. Đó chính là chìa khóa cho một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tương tự như câu tục ngữ trên, câu ” Có công mài sắt, có ngày nên kim ” cũng nói về ước mơ đạt được những khát vọng xa xôi hơn. Đạt được những thành công trong mong muốn. Trong khi đang lướt Facebook lại chợt bắt gặp một câu nói thấm tận não là: Có một người sợ gãy chân nên không dám bước đi nhưng nếu người đó không bước đi mà cứ đứng yên một chỗ thì khác nào chân đã gãy, quả là vô cùng chính xác.  Câu tục ngữ chính là một lời động viên vô cùng ý nghĩa đến những ai đang gặp phải vấn đề về cuộc sống hay vấp ngã trên bước đường sự nghiệp của mình.

Nói tóm lại, chẳng ai trong đời mà không một lần thất bại, dù lớn hay nhỏ cũng chính là bước tiến mới cho sự thành công của chúng ta.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu 29

Câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công là một trong những câu tục ngữ vô cùng hay và răn dạy chúng ta nhiều điều. Để giúp các bạn hiểu rõ câu tục ngữ này thì hãy tham khảo bài viết giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công dưới đây nhé.

Trên bước đường đời của chúng ta muốn có được những thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống thì chúng ta đều phải trải qua những gian khổ, quá trình khổ luyện, làm việc miệt mài. Trong quá trình gian khổ ấy có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại, những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, cũng từ những thất bại ấy mà chúng ta mới có được những bài học quý báu. Chính vì thế cha ông ta đã từng nói “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng để hiểu được điều này chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này.

Trước tiên, phải hiểu thất bại là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã là khi công việc của chúng ta không suôn sẻ, chúng ta nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc thuận lợi tốt đẹp nhất. Mẹ sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ ý nghĩa trên ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.

Tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công? Mới mở đầu ta thấy câu nói trên có vẻ trái ngược với nhau. Thất bại là mẹ thành công là hai chuyện trái ngược nhau, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau khi suy ngẫm ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào. Bởi vì sau những lần thất bại ta sẽ tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút được những kinh nghiệm quý báu giúp ta tránh được những sai lầm đó. Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này không đúng nhưng đối với những kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được những thành công thì những vấp ngã thiếu sót ấy là không thể tránh khỏi.

Đó là một điều vô cùng tất yếu. Thất bại sẽ giúp ta rèn luyện ý chí, tự tin và bản lĩnh hơn rất nhiều. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn nhỏ trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã vấp ngã sao? Trong những lần ấy nếu chúng ta buông xuôi thì nhất định sẽ không thể biết đi được. Cũng giống như nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một hoc sinh trung bình, ông chỉ là một trong sinh trung bình mà thôi nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó và đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.

Như vậy chúng ta đừng bao giờ sợ sự thất bại, bởi vì nếu như chúng ta sợ sự thất bại thì sẽ không mắc một sai lầm nào hết mà nếu như chúng ta mắc sai lầm thì sẽ không thể thành công được. Nếu như lúc nào các bạn cũng lo lắng mình sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ ngã xe và không dám đạp xe thì cả đời bạn sẽ không dám đi xe. Bạn sự nước thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ biết bơi.Cuộc sống không phải bao giờ cũng trải qua đầy hoa hồng và niềm vui đâu các bạn ạ. Mà nó bao gồm cả những thất bại đầy cay đắng và chúng ta cần phải trải qua, để đạt được mốc thành công.Chúng ta không làm được những việc nhỏ nhặt thì những việc lớn chúng ta cũng sẽ không thể làm được, chúng ta cần phải đương đầu với những khó khăn thử thách. Mặc dù nó đem lại cho ta không ít những mất mát nhưng nó mang lại cho chúng ta không ít lợi ích.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải hết sức chú ý chúng ta không phải mù quáng cố làm cho ra những sai lầm. Có người gặp lại lầm thì không thể đứng dậy được chán nản và mãi mãi đứng ở đấy vì chán nản. Nhưng có người phạm sai lầm thì lại càng trưởng thành hơn và thành công hơn. Chính vì thế điều quan trọng nhất đối với chúng ta vẫn là cách chúng ta xử trí những tình huống nguy nan gian khó nhất . Ta cần phải tự tin lạc quan để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

Mỗi lần gặp khó khăn thì chúng ta cũng đừng nên quá bi quan mà hãy lạc quan bước về phía trước, hãy dũng cảm vượt qua những khó khăn và cuộc đời dành tặng cho ta, hãy luôn nghĩ rằng cuộc sống sẽ giúp chúng ta thành công hơn nhưng niềm tin mới là điều chắc chắn.

Là một học sinh, sinh viên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bại như bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ vẫn không hài lòng với kết quả chúng ta… Nhúng chúng ta hãy đừng nản chỉ, không buông xuôi và ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong học tập mà còn trong những điều khác trong cuộc sống chúng ta cũng phải không được nản chỉ và buông xuôi.

Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được những điều đó thì những thất bại khó khăn trong cuộc sống sẽ không còn là gì nữa.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công –  Bài số 30

Thất bại luôn có giá trị của thất bại, không phải thất bại nào cũng là tay trắng, thậm chí có thể nói rằng thất bại là một bài học vô cùng quý giá. Tại sao lại nói như vậy? Sau khi vấp ngã, chúng ta học được cách để trưởng thành hơn, trở nên mạnh mẽ hơn trước những sóng gió. Đó chính là điều mà một người chưa từng va vấp , chưa từng trải qua không thể nào có được. Sau vấp ngã, ta đứng dậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Khi thất bại, ta còn có được một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó là những kinh nghiệm về những sai lầm để chúng ta không lặp lại nữa, đó là những bí quyết để thành công hơn. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người có ý chí không dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình.

Nhà bác học Edison là một minh chứng cho việc đứng dậy sau thất bại, để tạo ra chiếc bóng đèn mà ngày nay chúng ta đang thắp sáng, Edison đã trải qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại.Nếu không đủ kiên trì kiên nhẫn thì làm sao có đủ động lực đứng lên sau hàng trăm lần thất bại như vậy không. Chính những thất bại đó đã sinh ra thành công quý giá đó. Đó chính là những minh chứng cho câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công”.

“Thất bại là mẹ thành công”.Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, không ai không từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, chắc chắn người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước.

Những bậc vĩ nhân trên thế giới cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ mà nhân loại đang có. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng chống bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá tệ.

Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay những bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.

Khác nhau giữa người thành công và người thất bại, người thành công biết đứng dậy sau thất bại, còn người thất bại gục ngã sau thất bại. Cuộc sống là muôn vàn khó khăn vất vả. Nếu không có ý chí thì dễ dàng bị đào thải và chìm đắm trong thất bại. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được nhiều thành công hơn. Đó chính là ý nghĩa mà câu “Thất bại là mẹ thành công” hay “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” dạy chúng ta.

Câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”, là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Trên con đường lập nghiệp, đầy rẫy những khó khăn thử thách, phải có ý chí, bền vững chắc lòng thì mới biến thất bại trở thành động lực của thành công. Sau thất bại, ta đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Văn mẫu số 31

“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao
Và con tim ta đã ước nguyện cùng nhau mãi mãi
Niềm vinh quang ta chia sẻ cùng nhau…”

Đó là những lời trong bài hát “Đường đến ngày vinh quang” của cố nhạc sĩ Trần Lập. Quả thật có thành công nào mà không phải nếm trải mùi vị của sự thất bại. Điều ấy cũng được thể hiện trong câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, câu tục ngữ sử dụng hai khái niệm đối lập nhau: “thất bại – thành công”, được đặt trong một mối quan hệ gắn bó qua từ “mẹ”. Cần phải hiểu thất bại là lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Đó là khi ta đặt ra một mục tiêu nhưng lại không thể thực hiện được. Còn thành công là khi con người đạt được những kết quả theo ý muốn trong học tập, công việc hay cuộc sống. Người thành công luôn nhận được sự ngưỡng mộ và kính trọng của người khác. Còn người thất bại thì ngược lại. Vậy tại sao “thất bại” lại là “mẹ của thành công”. Đơn giản là khi thất bại, con người sẽ biết rút ra những bài học quý báu, từ đó có được kinh nghiệm để tránh mắc phải những sai lầm. Sau mỗi lần thất bại, con người trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và hoàn thiện bản thân mình hơn. Từ đó, con đường đến với thành công sẽ dễ dàng hơn. Thất bại cũng giống như người mẹ – dạy dỗ cho con người những bài học để có thể trưởng thành – đạt được thành công.

Trong đời mỗi người, không ai là chưa từng thất bại. Có người lựa chọn trốn tránh hay chấp nhận thất bại. Những người như vậy chắc chắn sẽ không thể đạt được thành công. Nhưng có người lại dám dũng cảm đối mặt với thất bại. Họ biết nhìn nhận lại bản thân, tìm ra sai lầm và rút kinh nghiệm. Thành công chẳng đến một cách dễ dàng nhưng nếu con người luôn kiên trì, nó sẽ chờ đợi bạn ở cuối con đường. Đó chính là thái độ mà câu tục ngữ này muốn khuyên nhủ đến con người.

Chắc hẳn tuổi thơ của con người không ai là không biết đến những bộ phim hoạt hình của hãng phim Walt Disney. Nhưng có lẽ ít ai quan tâm đến cuộc đời của ông chủ hãng phim này. Walt Disney – ông chủ của hãng phim này đã từng chia sẻ về thất bại trong cuộc đời mình. Ông từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì “Ông thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”. Công ty Laugh-O-Gram animation studio của ông phải đối mặt với việc bị phá sản. Ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn trước khi thành lập được công ty Walt Disney – công ty đã đem đến lợi nhuận hàng tỷ đô mỗi năm cho ông. Gần gũi nhất với nhân dân Việt Nam, có lẽ chính là Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã từng bôn ba suốt ba mươi năm ở nước ngoài, từng làm đủ các nghề để kiếm sống. Cũng như từng nhiều lần bị bắt khi hoạt động cách mạng. Nhưng cuối cùng bằng lòng yêu nước, nghị lực phi thường, sự kiên trì không ngại khó khăn và việc rút kinh nghiệm từ những sai lầm của thế hệ đi trước, Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân ta. Để từ đó, dân tộc ta đã đấu tranh và giành lại độc lập dân tộc.

Đối với một học sinh, cần phải có được thái độ đúng đắn khi gặp phải những khó khăn trong học tập: “Thắng không kiêu, bại không nản”. Chúng ta hãy luôn kiên trì vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm đối đầu với thử thách mới có thể gặt hái được những “trái ngọt” của thành công.

Quả là câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã gửi gắm bài học sâu sắc. Chính vì vậy, mỗi người hãy ghi nhớ bài học đó trên hành trình tìm đến với thành công của mình.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài mẫu số 32

Ai cũng có những mục tiêu đặt ra cho mình trong cuộc sống. Tuy nhiên để làm được nó thì không phải là chuyện dễ dàng. Đôi khi, bản thân sẽ gặp những khó khăn, trở ngại không thể giải quyết được và gặp thất bại. Và để nhắc nhở con cháu, ông cha ta xưa có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Thành công chính là đạt được điều mà mình mong muốn. Trái lại với thành công là sự thất bại. Vậy tạo sao lại nói “thất bại là mẹ thành công”?

Ở mọi cuộc đua, cuộc thi, bên cạnh người chiến thắng là những kẻ thua cuộc. Mọi thành công trong cuộc sống đều phải trải qua những chông gai, thử thách.Thất bại là điều không thể tránh khỏi. “Thất bại là mẹ thành công” – câu nói như một lời động viên nhắc nhở bản thân luôn coi thất bại là động lực để tiến bước. Thất bại dễ nảy sinh sự buông xuôi chán chường. Nhưng nếu bản thân biết nhìn một cách tích cực, thất bại chính là bước đệm để chúng ta tiến tới thành công một cách nhanh chóng hơn. Thất bại là tiền đề giúp chúng ta nhận biết những khuyết điểm, thiếu sót của chính mình, từ đó có sự cải thiện, khắc phục. Thất bại là bài học kinh nghiệm để mai sau khi bắt đầu nhwuxng cuộc hành trình chinh phục mới, chúng ta sẽ không bị mắc phải thêm một lần nữa, mà ngược lại còn vượt qua nó một cách dễ dàng.

Thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bạn học sinh sẽ có lúc gặp phải trường hợp bản thân đã học tập chăm chỉ những kết quả không như mong đợi. Điều nầy dễ làm cho các bạn nảy sinh đến việc chán học, bỏ học và gian lận trong các kì thi. Tuy nhiên, nếu bản thân biết nhìn nhận ra những sai sót trong phương pháp học tập, thì học sinh đó sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề, giải quyết theo chiều hướng tích cực khác thì sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Hơn thế nữa, việc đối diện với những thất bại sẽ giúp cho các bạn có thêm bản lĩnh, vững vàng và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Thành công sẽ không bao giờ đến với những kẻ chấp nhận thất bại. Biết nhìn nhận thất bại một cách đúng đắn, thành công sẽ đến vượt ngoài mong đợi của bản thân. Câu nói “Thất bại là mẹ thành công” như một chân lý đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Mẫu số 33

Kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam chứa đựng nhiều bài học giá trị. Một trong số đó là câu “Thất bại là mẹ thành công” là lời khuyên giá trị dành cho mỗi người.

Đầu tiên, “thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn. Còn “thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Thất bại và thành công là hai yếu tố hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng lại được đặt trong một mối quan hệ với từ “mẹ”. Có thể hiểu đơn giản, “Mẹ” là người đã sinh ra, chăm sóc và nuôi dạy con người. Cách nói “Thất bại là mẹ thành công” ý muốn nói rằng để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. Chính nhờ có thất bại mà chúng ta mới có thêm kinh nghiệm, học thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện mình hơn. Thất bại cũng giống như “người mẹ hiện” dạy dỗ con người trưởng thành.

Không có bất kỳ sự thành công nào của họ đến một cách dễ dàng. Bản thân họ đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là mãi mãi nên khi đạt được thành công chúng ta không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến Thomas Edison – một nhà khoa học vĩ đại đã từng thất bại hơn 10.000 lần mới phát minh ra được chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”. Nếu không nhờ có lòng say mê và trí tuệ hơn người, liệu ngày nay chúng ta sẽ có những chiếc bóng đèn để sử dụng? Một ví dụ điển hình khác chính là câu chuyện về ông Donald Trump. Trước khi sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến 4,5 tỷ USD và được ghi vào sách kỷ lục Guiness, ông đã từng là con nợ khủng nhất trong lịch sử tài chính với món nợ một tỷ USD. Một ngày nọ, ông vừa chỉ tay về phía một người đàn ông vô gia cư vừa nói với con gái mình rằng “Con có nhìn thấy người đàn ông đằng kia không? Ông ấy đã từng là một tỷ phú giàu có hơn cả cha. Và bây giờ thì ông ấy đang ở đáy bùn của xã hội”.

Bên cạnh đó, vẫn có những con người sợ hãi thất bại mà không dám dấn thân. Họ có thể có ước mơ nhưng lại không dám thực hiện nó. Những con người như vậy sẽ mãi mãi chìm đắm trong chuỗi ngày chán nản, thất bại. Chính vì vậy, khi còn là một học sinh, tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ để nâng cao kiến thức, tích cực rèn luyện kĩ năng, trau dồi đạo đức để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã đem đến cho con người một lời khuyên vô cùng quý giá. Chúng ta hãy ghi nhớ nó như một kim chỉ nam để cố gắng trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Bài văn số 34

Ai bước chân được đến đỉnh vinh quang của thành công mà chẳng phải trải qua những gian khổ, thử thách, thất bại đôi ba lần hay thậm chí còn nhiều hơn thế. Mỗi lần thất bại, mỗi lần gặp khó khăn dường như tôi luyện thêm cho ta thêm tinh thần quyết tâm và chúng ta mới có được nhwungx bài học quý báu. Chính vì thế mà trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, ông cha ta từng nói “thất bại là mẹ thành công”.

Trước khi muốn hiểu câu tục ngữ, chúng ta phải hiểu thế nào là thất bại, thế nào là thành công. Thất bại là những vấp ngã, là khi những dự định, công việc của mình cố gắng làm nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Còn thành công là những giá trị, kết quả được đánh giá cao mà mình mong muốn đạt được hoặc những giá trị mà xã hội công nhận. Ở đây “thất bại” được ví von là “mẹ”, nhắc đến “mẹ” hẳn ai cũng nghĩ đến đó là người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Vậy nên khi nói “Thất bại là mẹ thành công” , câu tục ngữ muốn nhấn mạnh: thất bại là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những thành công sau này. Thất bại không phải là điều sai trái, hay phải xấu hổ, kém cỏi gì cả mà nó chính là bài học để giúp ta trưởng thành hơn và đúc rút những kinh nghiệm để làm nên những thành công.

Có một vài người tự hỏi tại sao cha ông ta lại nói thất bại là mẹ thành công. Vì đây là hai khái niệm trái ngược nhau, đối lập nhau nhưng câu nói thì lại chứng tỏ đây alf hai khái niệm bổ trợ nhau và không hề vô lý chút nào. Bởi trong thực tế không mấy ai gặt hái được những thành công mà không từng trải qua những thất bại. Thất bại không phải là kết cục hay kẻ thù mà nó như một thử thách con người trước khi dẫn lối đến thành công, đó là cơ hội để ta rèn luyện, rút ra kinh nghiệm, những bài học sau mỗi lần vấp ngã để bản thân ngày càng trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong những bước chân tiếp theo. Quan trọng là thái độ của bạn trước những khó khăn, thất bại và thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng và vượt lên được thất bại để cố gắng bước tiếp.

Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học, nhiều phát minh, nhà nghiên cứu để đưa ra nhân loại những sáng chế vĩ đại đều trải qua một quãng thời gian dài nghiên cứu và gần như ai cũng đều thất bại từ những ngày chập chứng nhưng quan trọng hơn cả là ý thức tìm tòi, học hỏi không ngừng. Chúng ta có thể kể đến Thomas Edison – một nhà vật lý nổi tiếng, người từng thất bại 10000 lần trước khi làm ra dây tóc bóng đèn. Nhưng ông từng nói “Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động”, đó là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn. Đó là thất bại làm tahy đổi cả thế giới, bởi vậy điều đó chứng tỏ rằng thất bại chỉ là bước đệm, đặt hòn gạch nền móng cho thành công sau này cho những ai biết cố gắng và vươn lên.

Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ sợ thất bại, tuổi trẻ mà, hãy làm thật nhiều, thất bại đôi ba lần thì mới giúp chúng ta trưởng thành lên. Nếu chưa làm mà bạn đã lo lắng, sợ sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ vươn lên được đỉnh cao của vinh quang, của thành công, sẽ không bao giờ các bạn hiểu được cảm giác vỡ òa vui sướng tột cùng ngày đạt được mong muốn, dự định của mình sau chuỗi những thất bại và thử thách. Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm. Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả. Ông cha đã từng nói

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Đừng xem những thất bại là kết thúc mà đó chỉ là bước dừng chân tạm nghỉ ngơi để lấy lại sức lực, tinh thần bước tiến tiếp theo. Khi gặp thất bại đừng vội nản lòng, bi quan, từ bỏ mà hãy thật kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc, đó là những phẩm chất mà những đang ở đỉnh cao của thành công ai cũng phải có. Phải biết dẫm lên sai lầm, thất bại để tìm một hướng đi khác, phương án khác để tiếp tục thực hiện ước mơ, đam mê và dự định mà bản thân đã vạch sẵn.

Cuộc sống sẽ có thành công và cả những thất bại, nhưng chúng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời. Câu tục ngữ là một lời dạy bảo thiết thực và cũng là một kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công – Số 35

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”

(Tố Hữu)

Câu thơ trên đúng là một triết lý tuyệt vời bởi nó nói với chúng ta đúng về những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: “Thất bại là mẹ thành công”. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến “mẹ” là nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa. Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lý khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta? Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lý, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, khi đi thi đại học không đỗ đạt từ lần đầu. Mà phải mất một hoặc nhiều năm sau mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần “Thất bại là mẹ thành công” để quyết chí thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới với tấm gương của các thiên tài như: Ê-đi-xơn – một nhà vật lý nổi tiếng đã từng nhận thất bại hàng nghìn lần mới phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại. Nếu không có hàng nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục thay!

Trong học tập cũng vậy. Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi từng học yếu môn văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên):

“Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…”

Như vậy, câu tục ngữ trên của cha ông ta là một lời nhắc nhở vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người.

giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công, thất bại là mẹ thành công, tục ngữ thất bại là mẹ thành công, câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Trên đây là tổng hợp đầy đủ Top 35 bài văn giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công hay nhất, chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng, bài văn tham khảo cho bài văn phân tích, thuyết minh của mình. Chúng tôi hy vọng đã mang đến bài viết đầy đủ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin, những bài văn mẫu, giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công hay nhất đến cho các bạn học sinh

Bài viết liên quan